Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ hay còn được gọi là viêm da tã lót. Nguyên nhân thường do không thay tã lót thường xuyên hoặc da trẻ nhạy cảm với tình trạng ẩm ướt của tã. Hăm tã không phải là một bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên nó gây ra cảm giác khó chịu, đau rát và sưng đỏ vùng đeo tã. Bài viết này sẽ cung cấp cho các ông bố bà mẹ những phương pháp điều trị hăm tã tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả.
Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hăm tã là tình trạng rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang mặc bỉm. Vị trí xảy ra thường ở các vùng da nếp gấp, mông, bẹn nơi tiếp xúc nhiều nhất với nước tiểu tích ở bỉm.
Các nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ.
- Trẻ bị dị ứng với thành phần của tã. Đa phần các loại tã trên thị trường hay các chất tạo mùi thơm để đem lại cảm giác dễ chịu cho trẻ. Tuy nhiên các chất này vô hình chung khiến cho da trẻ bị kích ứng khi đeo bỉm. Ngoài ra một số trẻ bị dị ứng với chính chất liệu sợi bỉm.
- Da trẻ quá nhạy cảm với các nước tiểu, phân, nóng hay mồ hôi.
- Trẻ bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm: Khi trẻ không được vệ sinh sạch sẽ sau khi thay tã, sau khi đi vệ sinh có thể khiến trẻ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Các yếu tố như nóng, nước tiểu hay phân tích trong tã nhưng không được thay kịp thời, mồ hôi của trẻ khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
- Chất liệu quần áo quá thô ráp cọ xát làm tổn thương vùng mông của trẻ. Bột giặt, nước xả vải không chuyên dùng cho trẻ dẫn tới trẻ bị kích ứng.
- Ngoài ra một số trẻ bị hăm do các mẹ có thói quen sử dụng quần lót nhựa cho trẻ khiến vùng kín của trẻ không được thông thoáng.
Hình ảnh trẻ bị hăm tã
Các phương pháp trị hăm tã cho trẻ mẹ cần nắm chắc
Hăm tã không gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ tuy nhiên có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn,.. Vì thế các mẹ cần phải chủ động phòng và điều trị sớm khi trẻ có dấu hiệu bị hăm.
Trị hăm tã bằng thuốc
Nguyên tắc chọn thuốc chữa hăm tã ở trẻ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc trị hăm tã cho trẻ em khá tốt. Các nguyên tắc dưới đây sẽ giúp các mẹ lựa chọn được thuốc trị hăm phù hợp, an toàn và hiệu quả cho trẻ.
- Thuốc phải giúp giảm triệu chứng nhanh do hăm tã: giảm sưng đỏ, giảm đau, giảm ngứa,..
- Các loại thuốc bôi ngoài da vừa điều trị vừa giúp giữ ẩm và làm dịu da bé.
- Tăng cường bảo vệ cho da khỏi các tác nhân có hại.
- Không gây đau xót khi bôi cho trẻ, ưu tiên các thuốc thấm nhanh để giảm cản trở các hoạt động bình thường của trẻ.
- Ưu tiên các thuốc có thành phần chiết xuất từ tự nhiên có nguồn gốc rõ ràng an toàn và lành tính cho da bé.
Lưu ý cách sử dụng thuốc trị hăm tã cho trẻ
Đa số các thuốc trị hăm tã cho trẻ được bào chế ở dạng gel hoặc kem bôi ngoài da. Vì thế các mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây khi sử dụng thuốc trị hăm cho trẻ nhỏ.
- Trước khi bôi thuốc cần phải rửa sạch vùng mông, bẹn hoặc vùng da cần bôi thuốc bằng nước ấm hoặc các dung dịch sát khuẩn thích hợp với bé. Sau đó thì dùng khăn bông thấm nhẹ để làm khô vùng da cần bôi thuốc.
- Sau khi bôi thuốc trẻ có thể mặc tã hoặc không . Nhưng tốt nhất là nên để phần bôi thuốc được thông thoáng một thời gian trước khi mặc tã.
- Khi bôi thuốc mẹ cần phải vệ sinh tay sạch sẽ. Nên bôi một lớp mỏng, đều trên vùng bị hăm.
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc vẫn tiến hành vệ sinh hàng ngày cho bé để đảm bảo sạch sẽ.
Trị hăm tã bằng các cách dân gian an toàn tự nhiên
Đa số các mẹ thường lựa chọn các phương pháp dân gian đề điều trị hoặc phòng ngừa hăm tã ở trẻ nhỏ. Các phương pháp dân gian dưới đây đều đã được nhiều mẹ áp dụng và đã thành công. Tuy nhiên lưu ý quan trọng nhất khi điều trị hăm tã bằng phương pháp dân gian các mẹ cần phải đảm bảo chất lượng của nguồn nguyên liệu sử dụng.
Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Dầu dừa có nhiều hoạt chất trong oxy hóa và kháng khuẩn vì thế giúp điều trị hăm tã ở trẻ hiệu quả. Ngoài ra trong thành phần của dầu dừa có vitamin E và các dưỡng chất giúp dưỡng ẩm cho da trẻ và thúc đẩy quá trình hồi phục của làn da.
Cách sử dụng dầu dừa trị hăm tã như sau:
- 1: Rửa sạch tay mẹ bằng xà phòng và vùng mông, bẹn và bên ngoài bộ phận sinh dục của bé bằng nước ấm. Dùng khăn sạch để thấm khô.
- Bước 2: Lấy một ít dầu dừa lên lòng bàn tay mẹ rồi từ từ massage lên vùng da đang bị hăm đỏ. Nên massage tối thiểu 15 phút để tinh chất trong dầu dừa có thể thấm vào trong da.
- Bước 3: Để khô da bé tự nhiên, không nên đóng bỉm trong vòng 3 tiếng sau khi thoa dầu dừa.
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Lá trầu không được mệnh danh là kháng sinh thiên nhiên với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Sử dụng lá trầu không để làm sạch vùng da bị hăm giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm, đỏ của trẻ nhanh chóng.
Cách sử dụng lá trầu không để trị hăm ở trẻ:
Nguyên liệu: 4 lá trầu không.
- Bước 1: Rửa sạch tay mẹ bằng xà phòng và vùng mông, bẹn và bên ngoài bộ phận sinh dục của bé bằng nước ấm. Dùng khăn sạch để thấm khô.
- Bước 2: Lá trầu không rửa sạch đem sắc với 1L nước. Sau khi sôi thì tắt bếp để nguội.
- Bước 3: Dùng khăn xô mềm nhúng vào nước lá trầu không rồi thấm và lau nhẹ lên vùng da bị hăm của trẻ. Sau đó trẻ không nên mặc bỉm để cho vùng da được thoáng mát.
- Mỗi ngày thực hiện 3 lần hoặc tùy theo số lần thay bỉm. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần.
Lưu ý: Phải để nguội hoàn toàn nước lá trầu không. Do trong thời gian bị hăm da trẻ vô cùng nhạy cảm nếu sử dụng nước ấm hay nóng có thể gây kích ứng da bé.
Chữa hăm bằng lá khế
Nguyên liệu: Lá khế không quá non cũng không quá già sẽ giàu hoạt chất kháng khuẩn nhất cho bé, muối trắng.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Rửa sạch lá khế. Loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn trên lá khế bằng cách ngâm với nước muối loãng trong 10 phút rồi vớt ra và rửa sạch.
- Bước 2: Giã lá khế với 1 ít muối. Hỗn hợp thu được đem hòa với nước ấm, khuấy mạnh rồi lọc nhanh qua vải sạch.
- Bước 3: Sau khi vệ sinh cơ thể và vùng bị hăm của bé thì dùng một chiết khăn xô sạch, mềm nhúng vào nước cốt lá khế và chấm nhẹ nhàng lên vùng bị hăm. Để cho mông bé khô tự nhiên một thời gian mới mặc lại bỉm.
Lưu ý: Không được nhúng mông bé vào chậu nước cốt. Điều này không giúp làm tăng hiệu quả điều trị mà còn làm gia tăng nguy cơ vi khuẩn từ hậu môn đi ra vùng đang bị hăm.
Trị hăm tã bằng sữa mẹ
- Trong thành phần của sữa mẹ có chứa các kháng thể thụ động, lipid, vitamin và các kháng chất. Vì thế sữa mẹ sẽ giúp phần bị hăm của trẻ sớm hồi phục và cấp ẩm cho da bé thêm mềm mịn hơn.
- Cách sử dụng sữa mẹ trị hăm tã cho trẻ nhỏ: Sau khi vệ sinh cơ thể và vùng da bị hăm cho bé thì các mẹ dùng sữa nhỏ và xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm. Để khô tự nhiên không rửa lại bằng nước. Sau 2 giờ thì có thể mặc lại tã cho trẻ.
Trị hăm tã bằng giấm
Giấm có tính kiềm vì thế nó được sử dụng để trung hòa độ pH khi bé đóng bỉm giảm đáng kể tình trạng hăm tã ở trẻ.
Cách sử dụng giấm trị hăm tã ở trẻ:
- Cách 1: Pha giấm trắng vào nước xong ngâm tã của bé vào chậu nước, để khô và cho trẻ mặc.
- Cách 2: Dùng giấm pha loãng để lau rửa cho bé sau khi thay tã.
Trị hăm tã bằng bột yến mạch
- Trong thành phần của bột yến mạch có hàm lượng đáng kể saponin giúp làm sạch sâu vùng da hăm tã của bé. Đồng thời thành phần protein có trong yến mạch giúp làm mềm, làm dịu da bé và tăng cường khả năng tự bảo vệ của da.
- Cách sử dụng bột yến mạch để trị hăm tã: Dùng bột yến mạch khô pha vào nước và tắm cho bé. Xoa kỹ hơn ở vùng đang bị hăm. Sau khi tắm bằng nước yến mạch thì tắm lại bằng nước ấm sạch.
Trị hăm tã bằng lô hội
- Lô hội là nguyên liệu làm đẹp đã được nhiều người tin dùng nhờ đặc tính giàu vitamin E giúp làm mềm làm mượt da. Ngoài ra, trong thành phần của lô hội còn có các hoạt chất có đặc tính chống viêm. Vì thế lô hội được sử dụng cho bé để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng hăm tã ở trẻ nhỏ.
- Cách sử dụng lô hội trị hăm tã ở trẻ nhỏ: Cắt từng lát mỏng lô hội bôi dịch nhầy lên vùng da bị hăm của bé đã được rửa sạch. Sau đó để khô tự nhiên khoảng 10 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm. Mẹ nên thực hiện hàng ngày sau khi thay tã cho bé.
- Sử dụng lô hội không chỉ giúp giảm sưng đỏ và ngứa ở vùng bị hăm mà còn giúp cân bằng độ ẩm, giữ cho da vùng mông của bé được hồng hào và sáng màu.
Chữa hăm bằng lá chè
Dịch chiết chè xanh là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm tắm gội thảo dược cho trẻ nhỏ nhờ đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm tốt và dịu nhẹ với da bé.
Cách sử dụng lá chè để trị hăm tã ở trẻ nhỏ:
- Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh với nước muối loãng.
- Bước 2: Đun lá chè xanh với nước đến khi sôi thì tắt bếp để nguội.
- Dùng nước lá chè để rửa người và tắm cho bé. Rửa kỹ hơn ở vùng da bị hăm hoặc dùng nước đặc hơn. Nên cho bé sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm trà
- Tinh dầu tràm có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt nên rất hiệu quả trong sử dụng để làm sạch và giảm sưng đỏ cho các bé bị hăm tã.
- Cách sử dụng tinh dầu tràm để trị hăm tã ở trẻ: Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước sau đó thì xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm sau khi thay tã cho trẻ. Sau đó để khô tự nhiên.
- Không nên thoa trực tiếp tinh dầu tràm lên da của bé do có thể gây bỏng da.
Chữa hăm tã bằng cây mã đề
- Mã đề có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu da rất tốt.
- Cách sử dụng lá mã để đề điều trị hăm tã cho trẻ: Lá mã đề rửa sạch sau đó đem giã hoặc đem xay lấy nước rồi bôi lên vùng da bị hăm cho trẻ.
- Tắm bằng nước lá mã đề cũng giúp tăng đề kháng tự nhiên cho da bé.
Chữa hăm cho bé bằng búp ổi non
Trong thành phần của búp ổi non có hàm lượng lớn hoạt chất tanin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra lượng lớn tinh dầu trong búp ổi non giúp tăng đề kháng, giảm cảm giác đau và xót ở vùng da bị viêm cho bé.
Cách sử dụng búp ổi non để điều trị hăm tã cho trẻ:
- Bước 1: Lựa chọn những búp ổi non không bị sâu đem rửa sạch và ngâm nước muối loãng để làm sạch.
- Bước 2: Đem đun búp ổi non với nước sôi 5 phút sau đó để nguội để tắm hoặc rửa vùng bị hăm tã cho bé.
Ngoài ra các mẹ có thể sử dụng búp ổi non đem giã nát lấy nước cốt rồi bôi lên vùng da bị hăm.
Chữa hăm bằng cây cỏ sữa
Để chữa hăm tã cho trẻ nhỏ cần sử dụng cỏ sữa lá nhỏ. Cỏ sữa lá nhỏ không chỉ có tác dụng chữa hăm cho trẻ nhỏ mà thảo dược này còn có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ.
Cách sử dụng cỏ sữa lá nhỏ để điều trị hăm tã cho trẻ nhỏ:
- Cách 1: Lấy 5 cây cỏ sữa lá nhỏ đem giã nát lấy nước rồi lấy khăn xô mềm thấm xoa nhẹ lên vùng da bị hăm của trẻ.
- Cách 2: Đun sôi cỏ sữa lá nhỏ với nước trong 5 phút rồi để nguội rồi tắm hoặc lau người cho trẻ.
Chữa hăm bằng dầu ô-liu
- Trong dầu ô liu có hàm lượng lớn các vitamin đặc biệt là vitamin E có tác dụng làm mềm và làm dịu do bé. Sử dụng dầu o liu có hiệu quả rất tốt cho trẻ trong giai đoạn đầu bị hăm tã.
- Cách sử dụng dầu oliu để giảm triệu chứng hăm tã ở trẻ nhỏ: Làm sạch vùng da bị hăm bằng nước hoặc nước muối loãng. Sau đó massage vùng da đang bị hăm bằng dầu oliu trong vòng 10 phút để tinh chất được thấm đều. Để khô tự nhiên sau 2 tiếng mới nên cho bé mặc tã.
Chữa hăm bằng cây cỏ roi ngựa
- Cỏ roi ngựa có nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Sử dụng cỏ roi ngựa hàng ngày để lau rửa vùng da bị hăm giúp giảm nhanh các triệu chứng hăm tã. Tắm cho trẻ bằng nước lá cỏ roi ngựa giúp bé tăng sức đề kháng và phòng ngừa được triệu chứng hăm tã.
- Cách sử dụng cỏ roi ngựa tắm và lau người cho bé: Cỏ roi ngựa đem phơi khô rồi hãm lấy nước, để nguội và dùng khăn xô lau người cho bé.
- Ngoài ra các mẹ có thể sử dụng cỏ roi ngựa tươi đem giã lấy nước cốt rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị hăm. Tuy nhiên sử dụng cỏ roi ngựa phơi khô sẽ giúp tiết kiệm được thời gian.
Kinh nghiệm giúp trị hăm tã nhanh khỏi nhất
Để trị hăm tã nhanh nhất thì cần phải kết hợp đồng thời điều trị và vệ sinh cho bé. Nếu không giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ rất dễ khiến hăm tã kéo dài hoặc dễ tái phát. Các mẹ có thể lưu lại các tip nhỏ để điều trị hăm tã cho bé nhà mình cực nhanh như sau:
- Kết hợp với các sữa tắm thảo dược thiên nhiên: Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị hăm tã tại chỗ thì các mẹ có thể sử dụng các sữa tắm thảo dược để làm sạch cơ thể và vùng đeo bỉm cho bé. Các sữa tắm thảo dược lành tính và an toàn cho các bé đặc biệt là các bé sơ sinh.
- Khi lau rửa hay bôi thuốc cho bé không nên chà xát quá mạnh có thể làm tổn thương da bé.
- Hạn chế sử dụng các loại xà phòng, nước xả vải thông thường cho bé. Các bé nên có một loại nước xả vải, xà phòng chuyên dụng cho bé.
- Giữ cho vùng đeo bỉm được thông thoáng: Lựa chọn bỉm với chất liệu thông thoáng; lau sạch sau khi thay bỉm. Trẻ đang bị hăm tã có xuất hiện mụn thì nên dừng việc đeo bỉm.
Sai lầm khi trị hăm tã cho bé mẹ cần tránh
Dưới đây là các sai lầm tai hại mà các mẹ trước giờ đều lầm tưởng là phương pháp để điều trị hăm tã cho trẻ nhỏ.
- Sử dụng phấn rôm để điều trị hăm tã: Đây chắc hẳn là sai lầm mà rất nhiều bà mẹ mắc phải vì cho rằng phấn rôm giúp làm khô vùng da hăm. Tuy nhiên phấn rôm bám lên da, chui vào lỗ chân lông gây bít tắc và làm trầm trọng thêm tình trạng hăm da ở trẻ. Đặc biết một số loại phấn rôm có hương liệu có thể gây kích ứng da trẻ.
- Tắm cho trẻ bằng các loại xà phòng thơm để trị mùi: Trong các loại xà phòng thơm có chứa chất tạo bọt, hương liệu gây kích ứng da trẻ.
- Sử dụng các loại kem không được chỉ định của bác sĩ, dược sĩ: Một số loại kem trên thị trường rao bán không rõ nguồn gốc để trị hăm tã cho trẻ có thể chứa corticoid, chất sát khuẩn có thể làm giảm triệu chứng rất nhanh nhưng lại làm tổn thương đến da và cả cơ thể của bé.
- Điều trị bằng các loại lá không rõ nguồn gốc: Các phương pháp dân gian trị hăm tã rất hiệu quả tuy nhiên nếu lựa chọn các loại lá không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật vô cùng nguy hiểm cho trẻ.