Nhiệt miệng ở trẻ nguyên nhân do đâu? Cách trị nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả

Bạn biết gì về nhiệt miệng ở trẻ em? Những nhận định sai lầm về nhiệt miệng ở trẻ em của bố mẹ! Theo thống kê của BYT, có đến khoảng 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng – một căn bệnh rất phổ biến có thể gặp ở mọi vùng miền, giới tính và lứa tuổi. Tác hại và những biến chứng của căn bệnh nhiệt miệng này không phải ai ai cũng biết, đặc biệt là đối với những trẻ nhỏ. Nhiệt miệng ở trẻ em không những ảnh hưởng nhiều đến tinh thần mà còn tác động đến cả thể chất của trẻ.

Vậy nhiệt miệng ở trẻ em là bệnh gì?

  • Có bao giờ bố mẹ của trẻ tìm hiểu xem nhiệt miệng ở trẻ là gì không? Hay chỉ là dựa theo cảm nhận của bản thân rồi ra hiệu thuốc mua thuốc?
  • Thực chất, nhiệt miệng ở trẻ là một trong những dạng bệnh viêm loét niêm mạc miệng có thể do một hay nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Thường miệng của trẻ xuất hiện những đốm trắng, mọng nước, bao xung quanh một khu vực được xem là viêm, đỏ, và khi có ở niêm mạc môi, lưỡi, má thì mới phát hiện ra.
  • Nếu không được điều trị sớm, vết loét sẽ càng ngày càng lớn và có thể bị vỡ ổ loét, loét sâu trên khoang miệng, nặng hơn có thể gây sốt.

Bé bị nhiệt miệng nguyên nhân do đâu?

Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính xác dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ vẫn chưa được làm rõ. Sau đây là một số yếu tố có thể dẫn đến nhiệt miệng như:

  • Một số loại đồ ăn có thể gây các nguy cơ như: chất béo, đồ cay nóng khiến trẻ bị nóng trong người, sô cô la ,phô mai. Một số loại quả: quả hạch, trái cây cam quýt, khoai tây.
  • Chấn thương do trẻ cắn vô tình trúng môi, má hoặc lưỡi, sơ suất trong lúc đánh răng cho trẻ, chà xát thường xuyên với răng nhọn.
  • Chịu kích ứng, kích thích từ thuốc sát trùng mạnh chẳng hạn như nước súc miệng,…
  • Trẻ vệ sinh răng miệng kém dẫn đến bệnh lý nhiễm trùng miệng.
  • Bị nhiễm virus, các loại khuẩn kỵ khí, ái khí, đặc biệt là nấm cộng sinh sẽ làm mất thăng bằng sinh học trong cơ thể trẻ dẫn đến bị nhiệt miệng.
  • Cơ thể phản ứng với một số loại thuốc dễ gây ra nhiệt miệng.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch ( trẻ có thể đang mắc một bệnh nào khác).
  • Thiếu vitamin, bao gồm thiếu máu do thiếu sắt và thiếu folate, kẽm hoặc vitamin B12.
Bé bị nhiệt miệng nguyên nhân do đâu?
Bé bị nhiệt miệng nguyên nhân do đâu?
  • Dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… khiến sức khỏe của trẻ bị suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh nhiệt miệng cho trẻ.
  • Trẻ bị suy giảm chức năng hoạt động của gan khiến gan bị yếu đi hoặc bị thương tổn nên mọi hoạt động bị giảm đi, dẫn đến không thể lọc hết kim loại độc hại như asen, chì,.. ra ngoài cơ thể.
  • Những độc tố này sẽ tích tụ lâu ngày, càng ngày càng nhiều ở niêm mạc gây ra viêm loét miệng.

Ngoài ra, ở một số trẻ có sẵn bệnh lý toàn thân có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng ở trẻ như:

  • Bệnh xảy ra do sự rối loạn tại hệ miễn dịch trong cơ thể con người – nơi có chức năng bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật.
  • Các bệnh tiềm ẩn ở đường tiêu hóa như bệnh Crohn.
  • Giảm số lượng bạch cầu theo từng chu kỳ của loét miệng, sốt và giảm bạch cầu trung tính
  • Bệnh lý không dung nạp protein gluten hay nhạy cảm với gluten
  • Hội chứng sốt định kỳ (PFAPA); Trong đó trẻ bị sốt, viêm miệng, viêm họng cứ sau 2 – 8 tuần.
  • HIV.
  • Bệnh gây viêm hệ thống mạch máu như Hội chứng Behcets, với viêm miệng dị ứng, loét sinh dục tái phát và tổn thương mắt.

Các triệu chứng thường gặp khi bé bị nhiệt miệng

Thường đến những lúc trẻ lười ăn uống, quấy khóc nhiều thì bố mẹ mới để ý. Sau đây cũng là một trong những triệu chứng của nhiệt miệng các phụ huynh cần chú ý:

  • Đa số xuất hiện một hoặc nhiều vết loét ở niêm mạc miệng: môi, má, lưỡi, nướu…
  • Giữa miệng có một vết đỏ nóng xung quanh vết loét.
  • Gây đau.
  • Đặc biệt trẻ khó ăn uống, vệ sinh răng miệng, miệng thường xuyên miệng tự chảy nhiều nước dãi.
  • Vết loét dễ bị  kích thích bởi các loại thức ăn như: mặn, cay hoặc chua.
  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc và có thể sốt.
  • Loét miệng ở trẻ thường biến mất sau 7 đến 14 ngày mà không cần điều trị. Hoặc cũng có thể nặng lên.

Hay có thể nhận biết nhiệt miệng ở trẻ theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh:

Giai đoạn 1: Trong khoang miệng của bé đột nhiên xuất hiện một vài đốm trắng nhỏ có kích thước vừa phải nằm trong khoảng chỉ từ 1-2mm, sau một thời gian đốm trắng lớn dần lên khoảng 8-10mm.

Giai đoạn 2: Khoảng vài ngày sau khi các đốm trắng lớn hết mức có thể, các đốm này vỡ ra, tạo thành các vết loét sâu trên niêm mạc, đa số các vết loét này có hình tròn hoặc hình bầu dục, xung quanh có màu đỏ tươi và dễ bị chảy máu ra từ viền vết loét.

  • Vị trí vết loét này xuất hiện ở mọi nơi trong khoang miệng đặc biệt ở một số chỗ như: lưỡi, môi, nướu và ở niêm mạc 2 bên má của bé.
  • Số lượng và kích cỡ các vết có thể nhiều hoặc ít là tuỳ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng mức độ sức đề kháng ở mỗi bé.
  • Khi bé ăn nhiều đồ ăn cay, đồ mặn hoặc đồ cứng nhọn dai thì chúng sẽ chà xát vào miệng vết thương, khiến bé thấy đau tê, khó chịu, nặng hơn có thể chảy máu chân răng.
  • Bố mẹ có thể quan sát thấy nhiệt miệng ở trẻ bằng mắt thường, có khi bé ăn khóc quấy hở lợi và lưỡi là có thể nhìn rõ được những vết loét đó.
Triệu chứng sốt rất nguy hiểm khi bé bị nhiệt miệng
Triệu chứng sốt rất nguy hiểm khi bé bị nhiệt miệng

Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối nặng nhất là trẻ có thể bị sốt đột ngột, thân nhiệt cao hơn bình thường. Bình thường, sốt hay đi kèm với loét miệng bởi vì khi bị tức là một biểu hiện của triệu chứng đang bị viêm, cơ thể sẽ có cơ chế

  • phản xạ sốt để đẩy lùi các tác nhân gây bệnh. Tuỳ từng trẻ có bé sốt cao có bé sốt nhẹ.
  • Các bé thường không thể nuốt nước bọt được, do khi nuốt răng hay một bộ phận nào đó sẽ chạm đến ổ viêm, kích thích gây đau nên bé bị chảy nhiều nước dãi hơn bình thường, hay đưa tay lên miệng ngậm để làm mát chỗ viêm hoăc tìm kiếm vết loét.
  • Bên cạnh đó bé sẽ lười ăn và chán ăn hơn, thậm chí là bỏ ăn do đau và khó chịu
  • Quan sát từ bên ngoài: thấy nướu bị sưng phồng lên và đỏ, bé đau nhức lợi, lợi sưng nóng, chảy máu chân răng.
  • Trẻ cảm thấy khó chịu trong người và thường xuyên quấy khóc mọi lúc, ngủ không ngon giấc.

Bé nhiệt miệng nên dùng thuốc gì?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm liên quan đến điều trị nhiệt miệng cho trẻ. Và đó cũng là những vấn đề đáng quan ngại nhất của phụ huynh khi không biết nên lựa chọn sản phẩm nào tốt nhất, an toàn nhất, phù hợp nhất cho trẻ.

Sau đây là một số thuốc được các bậc cha mẹ tin tưởng, ưa chuộng sử dụng cho trẻ:

Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste

Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste có thành phần chính là Triamcinolone acetonide tác dụng mạnh chống cái triệu chứng dị ứng và viêm theo con đường ức chế miễn dịch.

Với dạng bào chế tiện dụng gel bôi ngoài da, dễ dàng cho người sử dụng.

Orrepaste được chỉ định chính trong điều trị một số bệnh như:

  • Giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng do viêm và lở loét ở miệng
  • Một số các vấn đề của da khi có phản ứng mãnh liệt với steroid

Những bệnh nhân chống chỉ định với orrepaste

Có phản ứng quá mẫn với các thành phần của thuốc

Bị các bệnh lý về nấm, virus, vi khuẩn ở cổ họng và niêm mạc miệng

Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste
Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste

Cách sử dụng và liều dùng:

  • Cần làm sạch vùng da bị nhiệt hay viêm loét, rửa sạch tay. Lấy gel từ trong lọ bôi lên vùng tổn thương
  • Sử dụng liều lượng vừa đủ, phù hợp với mức độ nhiệt miệng của trẻ. Thường sẽ sử dụng 2 -3 lần/ngày. Hoặc có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chỉ định

Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng thuốc:

  • Vì Orrepaste nếu dùng trên diện rộng có thể có tác dụng toàn thân, vậy nên chỉ được sử dụng trên vùng viêm nhỏ (như nhiệt miệng).
  • Một số bệnh lý có sẵn ở trẻ em như đao, đái tháo đường, loét dạ dày – tá tràng không nên sử dụng thuốc, nên trao đổi kĩ hơn với bác sĩ điều trị nếu có hoặc có thể thay thuốc khác.
  • Thuốc có thể có những tác dụng không mong muốn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Hai đối tượng này nên cẩn trọng khi sử dụng Orrepaste

Thuốc trị nhiệt miệng Oracortia

Thuốc trị nhiệt miệng Oracortia có thành phần chính: Triamcinolon acetonid. Giống như Orrepaste, thuốc hay được sử dụng để làm chậm tiến trình phát triển của ổ viêm như: Đau rát, nóng đỏ, phồng rộp

Dạng bào chế: gel bôi ngoài da

Oracortia hỗ trợ trong điều trị các bệnh như:

  • Làm chậm tức thời các triệu chứng của nhiệt miệng
  • Hoặc Oracortia giúp làm giảm tức thời tổn thương dạng loét do va chạm, chấn thương

Các trường hợp không được sử dụng Oracortia:

  • Da mẫn cảm với Triamcinolon hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Oracortia
  • Không dùng Oracortia trên những trẻ bị tổn thương do: Nhiễm nấm, bạch biến, herpes; khối u mới mọc; mụn trứng cá đỏ; loét do hạch,..

Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng thuốc:

  • Vì là dạng corticoid bôi tại chỗ nên lưu ý không bôi thuốc với liều lượng nhiều và bôi trên vùng da rộng vì nguy cơ tiếp xúc với tác dụng phụ cao.
  • Thuốc Oracortia chỉ dùng để bôi lên vùng tổn thương, lưu ý không dùng thuốc trên da mặt của trẻ.
Thuốc trị nhiệt miệng Oracortia
Thuốc trị nhiệt miệng Oracortia

Nhiệt miệng PV

Nhiệt miệng PV có thành phần chính bao gồm một hỗn hợp dược liệu như: Hoàng bá, hoàng cầm, thạch cao, tế tân, cam thảo,….

Dạng bào chế thường là dạng nước phù hợp với trẻ nhỏ, hay một số dạng khác như viên nén,..

Nhiệt miệng PV hỗ trợ điều trị trong các bệnh như:

  • Điều trị nhiệt miệng trong trường hợp viêm loét miệng lưỡi, miệng môi sưng nóng đỏ đau, đau nhức – chảy máu chân răng, sưng lợi, viêm họng, hôi miệng.

Sản phẩm chống chỉ định với người bị kích ứng các thành phần cấu tạo nên thuốc

Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng nhiệt miệng PV:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai
  • Người bị dương hư, thể hàn,…
Nhiệt miệng PV
Nhiệt miệng PV

Bột uống thanh nhiệt Sensa Cool

Bột uống thanh nhiêt Sensa cool được chiết xuất chính từ chanh, alyxia stellata, vỏ quế và Vitamin C.

Sản phẩm được bào chế dưới dạng bột sủi. Dễ dàng trong cách dùng cho người sử dụng. Thuộc nhóm thực phẩm chức năng và hỗ trợ

Bột ống thanh nhiệt thường được sử dụng hỗ trợ trong những trường hợp:

  • Với các thành phần chính từ thảo mộc thanh nhiệt truyền thống, Sensa Cool hỗ trợ giảm nhiệt miệng, nóng trong người, tăng sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể của trẻ

Liều lượng sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi sẽ uống từ 1-2 gói/lần, dùng 2-3 lần/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh của trẻ.

Sản phẩm được bào chế từ thiên nhiên nên dường như không có tác dụng phụ đối với người sử dụng, trừ những trường hợp bị dị ứng với thành phần của thuốc.

Bột uống thanh nhiệt Sensa Cool
Bột uống thanh nhiệt Sensa Cool

Bé bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Mật ong

Mật ong được sử dụng rất phổ biến trong trị nhiệt miệng cho trẻ em, vừa đơn giản, dễ sử dụng lại an toàn với cơ thể. Mật ong nguyên chất có tính sát trùng, giúp tiêu diệt các loại virus vi khuẩn có hại, nấm gây nhiệt miệng.

Có các cách sử dụng mật ong như: thoa mật ong vào vết loét sau khi đã cho trẻ ăn xong, cho trẻ ngậm mật ong trong tầm 1 phút rồi nuốt hay là trộn mật ong với tinh bột nghệ rồi đắp lên vị trí tổn thương.

Sữa chua

Trong sữa chua có các lợi khuẩn và men tiêu hóa. Khi trẻ ăn, sữa chua đi qua vết loét và thấm sâu vào vị trí tổn thương nên giúp cho giảm viêm, giảm sưng và từ từ đẩy lùi được bệnh. Độ lạnh mát của sữa chua sẽ xoa dịu độ nóng ở ổ viêm, thanh mát cho miệng làm cho trạng thái của trẻ thoải mái hơn.

Nha đam

Nha đam hay được dân gian gọi với 1 tên khác là lô hội, ngoài các chức năng làm đẹp được các chị em phụ nữ ưa dùng thì nha đam còn là một vị thuốc dân gian được các mẹ trẻ sử dụng trị nhiệt miệng.

Có nhiều cách sử dụng nha đam khác nhau, nhưng sau đây là 3 cách dễ dàng thực hiện mà không làm giảm đi tác dụng của nha đam:

  • Sử dụng nha đam làm gel: sau khi rửa sạch và gọt bỏ đi phần vỏ, lấy phần thịt lá ép lại thành gel, lấy gel bôi lên miệng vết loét hoặc viêm ở miệng trẻ, nếu còn dư cho vào hũ để dùng dần cho những lần sau.
  • Thái lát mỏng phần thịt nha đam rồi đắp lên miệng vết thương
  • Ép nha đam thành nước, rồi cho trẻ súc miệng, nên thực hiện 2-3 ngày/lần, sau 3-5 ngày sử dụng, nhiệt miệng của trẻ sẽ chấm dứt

Hoa quả giàu vitamin C

Lượng vitamin C tự nhiên có rất nhiều trong các loại hoa quả như: cam, quýt, chanh,… Vitamin C thường được bổ sung để tăng sức đề kháng không chỉ cho trẻ

em mà ngay cả người lớn cũng cần, giúp phòng tránh được sự tấn công của những virus, vi khuẩn từ bên ngoài môi trường gây ra những vấn đề về nhiệt ở miệng.

Ngoài ra, lượng vitamin C này không những có tác dụng tại chỗ ở miệng mà còn có thể có tác dụng, hỗ trợ cả cơ thể.

Hoa quả giàu vitamin C trị nhiệt miệng cho bé rất tốt
Hoa quả giàu vitamin C trị nhiệt miệng cho bé rất tốt

Bột sắn dây

Bột sắn dây được làm từ củ sắn dây sau khi được đem đi nghiền, lọc, lấy tinh bột rồi sấy khô. Bột sắn dây được sử dụng rộng rãi, an toàn cho cơ thể trẻ em và người lớn.

Cách dùng: Uống nước sắn dây sau khi pha loãng mỗi ngày, ngày uống từ 1-2 lần. Sử dụng liên tục, không được ngắt quãng trong vài ngày các vết loét, viêm nhiệt miệng sẽ giảm.

Khi dùng cho trẻ em uống bột sắn dây chữa nhiệt miệng thì các mẹ  nên nấu chín bột mà không nên để sống, tránh gây ngộ độc cho trẻ.

Cần làm gì để trẻ phòng tránh nhiệt miệng?

  • Uống đủ nước: khi cơ thể thiếu nước, khả năng bị nhiệt miệng sẽ cao hơn. Nước giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là những nước uống giàu vitamin C (nước chanh, nước cam,..) sẽ giúp những vết loét mau lành hơn.
  • Tránh ăn đồ cay nóng: thường khi thân nhiệt của cơ thể tăng dễ bị nhiệt miệng, khi ăn các đồ ăn cay nóng nó còn kích ứng lên niêm mạc miệng, trong khi đó sức đề kháng của trẻ còn yếu, càng làm tăng cao khả năng bị loét miệng.
  • Không tạo áp lực cho trẻ: stress cũng là một trong những nguyên nhân hằng đầu của nhiều bệnh lý.
  • Vậy nên khi giảm áp lực, thả lỏng tinh thần cho trẻ, đảm bảo một giấc ngủ ngon là một trong những biện pháp chính & quan trọng, nhanh chóng giúp trẻ đẩy lùi nhiệt miệng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp cho khoang miệng của trẻ sạch sẽ, tránh các yếu tố như nấm, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài tấn công, làm ổ bệnh ở miệng trẻ rồi phát triển thành nhiệt miệng.

Một số câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ

Chị X: Trả em dưới 1 tuổi bị nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Bệnh lý nhiệt miệng rất thường xuyên xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả với trẻ em dưới 1

tuổi. Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau 3-5 ngày nhưng rất dễ bị tái phát về sau. Tránh để lâu trẻ bị khó chịu, khóc quấy, chị có thể cho cháu dùng mật ong bằng cách dùng bông thấm lấy mật ong rồi bôi lên vết loét ở miệng.

Anh Y: Một số hình ảnh của các bé bị nhiệt miệng?

Sau đây là một số hình ảnh của các trẻ em bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, không phải nhiệt miệng ở trẻ nào cũng giống nhau, nếu trẻ có những triệu chứng giống với nhiệt miệng và càng ngày càng nặng  không khỏi, anh nên đưa trẻ đi khám sớm và gặp bác sĩ tư vấn để có hướng điều trị phù hợp nhất có thể.