8 Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả nhanh
Trị hăm tã bằng dầu dừa
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh được công dụng của dầu dừa trong việc trị hăm tã ở trẻ em nhưng tính kháng viêm và làm dịu sự kích ứng giúp cho dầu dừa có khả năng bảo vệ da tránh bị hăm tã. Trong một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu dừa còn có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của các vết thương ngoài da.
Dầu dừa khi thoa một cách trực tiếp lên bề mặt da bị hăm có công dụng làm dịu bề mặt da và giảm các vấn đề đau ở da, đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Mẹ có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
- Đầu tiên là làm sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm với khăn mềm khô.
- Lấy khoảng 2 thìa canh dầu dừa làm nóng bằng lò vi sóng trong khoảng 10 giây.
- Để đến khi dầu còn hơi ấm thì thoa lên vùng da bị ảnh hưởng.
- Massage một cách nhẹ nhàng trong vòng 15 phút để dầu vừa đủ để thấm vào da. Khi đó bạn không nên mặc tã hay quần cho bé.
- Tiếp theo thay cho bé một tã mới.
- Lặp lại phương pháp này mỗi khi bạn thay tã cho bé.
Trị hăm tã bằng lô hội
Trong thành phần của cây nha đam có các chất có khả năng giảm đau, diệt khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa sự sinh sôi nảy nở của nấm men từ đó hỗ trợ điều trị được các chứng liên quan đến hăm tã hay bị ở trẻ sơ sinh.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Cắt vỏ, dùng phần thịt của nha đam để bóp lấy nước.
- Bước 2: Rửa sạch mông em bé bằng nước ấm hay nước ấm pha với nước soda, sau đó để khô.
- Bước 3: Thoa một lớp mỏng gel nha đam lên khắp phần bé mặc tã rồi mặc lại tã cho bé.
Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm có tính kháng khuẩn, khử trùng rất hiệu quả. Đây là một loại tinh dầu được sử dụng để chữa hăm tã hữu ích mà bạn nên biết. Cách dùng khá đơn giản và thuận tiện cho bạn. Bạn chỉ cần pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền sau đó thoa một cách nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm tã của bé. Sau một vài ngày bạn sẽ thấy được kết quả rõ ràng trên vùng da bị tổn thương đó.
Cách trị hăm tã bằng lá trà
Ngăn ngừa hăm tã trà xanh được dùng nhiều trong y học như Dược thư. Những cây thuốc và vị thuốc của Việt Nam đã chỉ ra là trong lá trà xanh có chứa các thành phần như vitamin B1, B2, vitamin C, polyphenol,… có nhiều tác dụng tốt cho da. Do đó trà xanh được dùng khác rộng rãi để chữa một số bệnh ngoài da như hăm tã ở trẻ nhỏ.
Có nhiều cách để chữa hăm tã bằng lá trà xanh như: lấy nước chè xanh tươi được nấu lên tắm cho bé, giã lá trà xanh tươi chắt nước để thoa lên vùng da bé bị hăm, hãm lá trà xanh khô để rửa vùng da hăm của em bé. Trong số các cách trên thì tắm cho bé bằng nước lá trà xanh là cách hữu hiệu nhất.
Để chữa hăm tã bằng lá trà xanh bạn cần làm một số việc như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 100 gram (khoảng 1 nắm) lá trà xanh không sâu, mang đem rửa sạch và vò nhẹ.
- Bước 2: Cho lá vào nồi nước rồi đun sôi với khoảng 1 lít nước, có thêm 1 ít muối ăn. Khi nước sôi thì tắt bếp và chờ để nguội tự nhiên.
- Bước 3: Vớt lá trà xanh bỏ đi và dùng nước đun để tắm cho trẻ.
Trị hăm tã bằng lá khế
Lá khế có vị chát tính lạnh, do đó có công dụng giải độc, sát khuẩn, chống viêm và giảm các triệu chứng ngứa ngáy, giải nhiệt, lợi tiểu từ đó có công dụng chữa một số chứng nổi mẩn đỏ do hăm ở trẻ nhỏ.
Để chữa hăm tã cho em bé thì mẹ cần thực hiện một số việc sau:
- Bước 1: Chọn lá khế không quá non xanh cũng không quá già, không được sâu. Dùng một nắm lá khế.
- Bước 2: Rửa sạch lá khế, ngâm với nước muối loãng để loại hết bụi bẩn và vi khuẩn, ký sinh trùng trên lá, cần đảm bảo lá khế sạch và được khử trùng khi hòa tan trong 1 lít nước sạch, trong 1 chậu sạch.
- Bước 3: Ngâm trong khoảng 30 phút trong nước muối loãng rồi để ráo hoặc vắt kiệt nước. Sau đó cho vào giã cùng một vài hạt muối trắng.
- Bước 4: Dùng khăn xô sạch lọc bỏ phần bã lá khế, dùng phần nước lọc để tắm cho bé. Đặt mông hoặc háng bị hăm vào chậu rồi dùng tay và khăn mềm mát xa vùng da bị hăm nhẹ nhàng kẻo làm tổn thương vùng da của bé.
Trị bé hăm tã cho trẻ bằng sữa mẹ
Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể thụ động có tác dụng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm, giúp bảo vệ da, ngăn ngừa các tác nhân gây hăm da. Ngoài ra các vitamin và khoang chất có trong sữa mẹ có tác dụng dưỡng âmr, tái tạo và cải thiện vùng da do hăm tã.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị: 10ml sữa mẹ và nước sạch
- Bước 2: Rửa sạch khu vực da bị hăm tã của trẻ với nước ấm, sau đó dùng khăn mềm lau khô.
- Bước 3: Nhỏ một vài giọt sữa lên khu vực da bị hăm rồi thoa đều lên sau đó massage một cách nhẹ nhàng cho bé trong khoảng 3 đến 5 phút.
- Bước 4: Để cho vùng da vừa được massage khô một cách tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé.
Một số chú ý:
- Cần thực hiện 1 đến 2 lần/ngày sau mỗi lần thay tã
- Dùng phần sữa đầu (sữa trong), không nên dùng sữa cuối có màu trắng đục vì phần sữa này có chứa nhiều chất béo dễ gây bít tắc lỗ chân lông của bé.
Chữa hăm tã trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Lá trầu không có công dụng chống khai, trừ viêm, khử trùng tốt nên được nhiều bà mẹ tin dùng để điều trị hăm hiệu quả. Cách thực hiện: Rửa sạch một vài lá trầu không rồi đem cho vào nồi đun sôi, sau đó để nguội tự nhiên. Tiếp đến dùng một chiếc khăn nhúng vào nước trầu không nguội, thấm lên chỗ bị hăm của bé. Cần làm theo cách này đều đặn từ 2 đến 3 lần mỗi tuần để hiệu quả trị hăm tã được tăng nhanh.
Trị hăm tã bằng cách dùng bột yến mạch
Bột yến mạch có công dụng chữa hăm tốt do trong bột yến mạch có chứa nhiều protein, chất này có công dụng làm dịu làn da nhạy cảm, bên cạnh việc tạo nên một hàng rào để bảo vệ da của bạn. Ngoài ra bột yến mạch còn có chứa nhiều saponin có tác dụng loại trừ bụi bẩn từ sâu lỗ chân lông trên da của em bé giúp nhanh hết hăm. Theo đó các bà mẹ cũng chỉ cần cho một muỗng canh bột yến mạch vào nước tắm cho bé rồi ngâm bé trong nước tầm khoảng 10 đến 15 phút rồi lại tắm bằng nước sạch mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả rõ rệt.
Một số biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em
Một số cách ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em:
- Rửa sạch phần mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau mỗi lần đi tiểu của trẻ
- Để mông bé thoáng mát
- Để ngăn ngừa nhiễm trùng thì cần rửa sạch tay trước và sau khi thay tã cho bé
- Cần dùng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi và ít hóa chất càng tốt
- Cần thay tã thường xuyên
- Các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, mũ, tất, khăn,… cần được giặt thật sạch trước khi sử dụng.
- Bạn cần dùng các loại vải thoáng, mát và có khả năng hút nước tốt.
- Cần dùng nước ấm, khăn bằng vải mềm mại để làm sạch vùng đã mặc tã sau khi em bé tiểu. Có thể cho một lượng ít sữa tắm cho bé tiểu. Có thể cho một chút sữa tắm cho em bé lên khăn mềm để lau sau khi đi ngoài.
- Liên hệ với bác sĩ ngay khi bé có các triệu chứng sốt hay bị mẩn đỏ nghiêm trọng hơn dù đã điều trị tại nhà hay lan ra các vùng nằm ngoài vùng mặc tã, vùng bỏ bú hay vùng nôn mửa.