Trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm và mong manh cùng hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên da rất dễ gây dị ứng do vi khuẩn, vi sinh vật tấn công. Từ đó dẫn đến một số bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ như rôm sảy, hăm, lở loét,…. Vì vậy nước tắm cho trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng đảm bảo sự an toàn cho làn da của bé. Lựa chọn một loại sữa tắm phù hợp cho trẻ sơ sinh chắc hẳn cũng khiến cho các bà mẹ bỉm sữa phải đau đầu suy nghĩ. Liệu làn da non nớt và mềm yếu của con nhỏ sẽ được bảo vệ an toàn bằng loại sữa tắm nào? Tắm lá có thật sự tốt cho con? Và loại sữa tắm nào tuyệt đối không thể dùng cho các bé? Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây để có câu trả lời chính xác.
Tắm cho trẻ sơ sinh bằng gì là tốt nhất đây?
Câu hỏi tắm cho trẻ bằng gì là tốt nhất đây có lẽ không chỉ là thắc mắc của riêng một ai mà là điều băn khoăn trăn trở của hầu hết các ông bố bà mẹ bỉm sữa. Mong muốn cho con một sức khỏe tốt, một làn da hồng hào, trắng trẻo và một sức đề kháng mạnh, các mẹ luôn chú trọng vào từng bữa ăn, giấc ngủ và kể cả việc lựa chọn loại nước tắm và sữa tắm phù hợp cho con. Bởi lẽ trẻ sơ sinh thuộc hàng những làn da nhạy cảm và mong manh. Làn da con còn rất yếu, nhạy cảm gấp 5 lần so với da người trưởng thành, vì vậy rất dễ bị tích tụ vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh nếu không được làm vệ sinh đúng cách và lựa chọn loại nước tắm an toàn. Vì vậy, trước khi cho con tắm bởi những loại nước lạ hay sữa tắm mới, mẹ hãy nghiên cứu kỹ các thành phần sản phẩm để đảm bảo da con không gặp một số những phản ứng lạ và xấu gây nên những vấn đề về da cho con.
Vậy tắm cho trẻ bằng gì? Nước sôi để nguội có thực sự đảm bảo không? Nhiệt độ nước là bao nhiêu sẽ an toàn cho con?
Thực tế ghi nhận, nước trắng đun sôi ở 38 độ C đã đủ an toàn và kháng khuẩn cho làn da của bé. Nhiệt độ từ 37 độ C đến 38 độ C tương đương với nhiệt độ cơ thể của con người sẽ đảm bảo cho bé luôn cảm thấy ấm áp và dễ chịu, tránh những bệnh như cảm lạnh, ốm vặt,…
Tuy nhiên nước trắng đun sôi không thôi thì chưa đủ, với khả năng tiêu diệt chỉ khoảng 65% số vi khuẩn có khả năng tích tụ và gây bệnh trên da, nước trắng đun sôi không đủ để làm sạch hoàn toàn cho bé. Bên cạnh các sản phẩm sữa tắm có mặt ở hầu hết các quầy bán mỹ phẩm hay ở các hiệu thuốc thì việc tắm lá cho con cũng là một điều được rất nhiều các bà mẹ quan tâm.
Tuy nhiên, việc lựa chọn gì để tắm cho trẻ sơ sinh, các mẹ cũng cần chú ý đến những điều sau đây để tránh đi những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé, nhất là việc nấu lá tắm cho con:
- Đối với trẻ có tiền sử các bệnh về da như nhiễm khuẩn, nhiễm trùng thì hoàn toàn không được lựa chọn tắm lá
- Lựa chọn những loại lá sạch, không phun thuốc trừ sâu bởi lẽ da trẻ nhỏ chưa hoàn thiện về cấu trúc rất dễ gặp các vấn đề dị ứng mẩn cảm gây ra những hậu quả lâu dài về sau.
- Đối với trẻ mắc rôm sâu, đừng tự ý lấy lá nấu cho con
- Nước lạnh sẽ làm co tuyến mồ hôi ở trẻ sơ sinh làm tắc nghẽn và tăng khả năng mắc các bệnh như rôm sảy, mẩn ngứa ngàng càng nghiêm trọng
- Lựa chọn các sản phẩm an toàn và chiết xuất từ thiên nhiên, hãy sử dụng một lượng nhỏ trước để đảm bảo làn da bé không có phản ứng gì với sản phẩm
Dù lựa chọn loại sữa tắm là gì, nước tắm là lá hay đơn giản chỉ là loại nước trắng đun sôi để nguội thì các mẹ vẫn luôn phải đặt mức độ an toàn lên hàng đầu. Bên cạnh việc tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước trắng đun sôi, không ít mẹ lựa chọn tắm cho con bằng những loại như nước dừa, nước bia. Tuy nhiên, với làn da đang gặp những tổn thương như nổi mẩn, rôm sảy, ngứa,….là những làn da ở mức độ vô cùng yếu ớt thì nước dừa hay bia cũng đều có thể làm da con tổn thương, có khả năng cao sẽ nhiễm khuẩn ngày càng nặng hơn. Những phân tích và vấn đề cụ thể ngay sau đây sẽ giúp giải đáp phần nào những thắc mắc và giúp các mẹ có lựa chọn tốt nhất cho con.
Các loại nước tắm an toàn cho trẻ sơ sinh
Với những vấn đề mà da con có thể gặp phải, các mẹ cần có cái nhìn tổng thể và trực quan, tìm hiểu kỹ về các loại nước tắm và sản rphaamr sử dụng cho con. Đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, đây là thời gian đầu cho con tập thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ vậy nên nước trắng sạch đun sôi là loại nước tắm an toàn và phù hợp nhất cho con. Vậy những loại nước tắm khác thì sao? Hãy cùng nhau tìm hiểu tiếp nhé!
Nước trắng sạch
Nước trắng sạch không chỉ để tắm rửa mà còn dùng để uống? Có an toàn không? Cực kì an toàn. Những với làn da của trẻ nhỏ, nước tắm sạch phải được đun sôi và để nguội hoặc pha lại với nước lạnh để đảm bảo nhiệt độ nước dao động từ 37 độ C đến 38 độ C. Không gây bỏng rát vì quá nóng, làn da bé rất nhạy cảm và mong manh, những thay đổi nhỏ cũng có thể khiến làn da con đỏ rát gây tích tụ vi khuẩn và các vi sinh vật gây bệnh.
Bên cạnh đó, với nhiệt độ khoảng 37 -38 độ C sẽ đảm bảo độ ấm áp và lành tính cho bé, sức đề kháng yếu nếu gặp lạnh con rất dễ gặp các bệnh về đường hô hấp, cảm và ốm vặt. Vì vậy đối với nước trắng sạch, các ông bố bà mẹ đừng quên nhiệt độ nước đủ đảm bảo cho con nhé!
Tuy nhiên như đã đề cập phía trên, tuy rất lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ, nhưng nước trắng sạch đun sôi lại chỉ có khả năng làm sạch đến khoảng 65% các loại vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh thường gặp trên da. Nói đến đây, chắc hẳn ai cũng hiểu, sử dụng nước trắng sạch đun sôi không thôi chưa đủ. Để con có một làn da hồng hào, trắng trẻo và sạch sẽ, mẹ cần tìm hiểu nhiều hơn về các loại sữa tắm cũng như nước tắm khác nữa cho con.
Dầu tắm, sữa tắm cho trẻ sơ sinh
Không khó gì cho việc quẹo lựa bất kì một cửa hàng mỹ phẩm hay hiệu thuốc nào trên đường để tìm cho con một loại sữa tắm. Những đừng quên, điều đầu tiên các ông bố bà mẹ quan tâm đến, vẫn là độ an toàn cho làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé nhé!
Sữa tắm Lactacyd
Sữa tắm Lactacyd 250ml được rất nhiều các bà mẹ bỉm sữa tin dùng được chiết xuất từ sữa với hương thơm nhẹ nhàng và được nhập khẩu từ Pháp rất an toàn và lành tính cho trẻ sơ sinh.
Sữa tắm Burt’s Bees Baby Shampoo & Wash
Là một thương hiệu nổi tiếng với các dòng sản phẩm Organic với nguồn gốc 99% đến từ thiên nhiên, sữa tắm gội dành cho bé đảm bảo độ lành tính phù hợp với làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ. Giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại trên da giúp làn da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng.
Các loại nước lá tắm cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh việc tắm bằng những sản phẩm dầu tắm, sữa tắm thì từ xưa đến nay các bà các mẹ vẫn ưu tiên lựa chọn cho con nhỏ những loại nước tắm đến từ thiên nhiên. Đó là các loại lá. Từ đời ông bà cha mẹ và giờ đến cả những đứa trẻ nhỏ của gia đình, không khó để bắt gặp, những nắm lá được rửa sạch và đun lên lấy nước dùng tắm cho các bé. Những loại lá như chè xanh, trầu không, tía tô hay dâu tằm,..chắc hẳn đã quá quen thuộc với các gia đình có con nhỏ.
Vậy tắm bằng lá như thế nào? Công dụng ra sao? Những trường hợp nào cần lưu ý để tránh có những phản ứng lạ giữa nước tắm bằng lá và làn da của bé? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong từng loại nước tắm nhé!
Lá chè xanh
Nổi tiếng là một loại lá sạch trong dân gian, có tính sát khuẩn và rất lành tính luôn được các bà, các mẹ lựa chọn làm loại nước tắm an toàn cho trẻ sơ sinh. Với hàm lượng catechin có trong lá chè xanh rất tốt cho làn da mỏng manh của bé. Catechin có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn gây bệnh trên da. Tuy nhiên thì loại nước tắm này lại không thể làm sạch các chất trên đầu trẻ, vì vậy tắm rửa bằng lá chè xanh chỉ là biện pháp “tráng ngoài da”, không nên sử dụng như một loại nước tắm thông dụng, thường xuyên mà mẹ vẫn nên lựa chọn những dung dịch sữa tắm an toàn cho con.
Vậy trong các trường hợp nào nên sử dụng lá chè xanh? Và cách sử dụng như thế nào? Đó là khi da của trẻ gặp tình trạng rôm sảy, nổi mẩn đỏ. Lúc này thành phần catechin có trong lá sẽ giúp tiêu diệt ổ vi khuẩn gây ra, giúp diệt khuẩn, kháng khuẩn giảm bớt các tình trạng tổn thương trên da bé. Tùy theo mức độ nổi mẩn của con mà mẹ tắm nhiều hay ít.
Cách dùng:
- Mẹ lựa chọn 300gr lá chè tươi, chọn lá xanh đều, cứng vò ra tiếng kêu không nên chọn lá quá non. Sau khi rửa sạch, vò nát rồi cho vào nước đun sôi. Lượng nước tùy theo lượng nước tắm con vẫn hay dùng.
- Sau khi đun sôi, để nước chè xanh nguội đến khoảng 30 độ C đến 38 độ C là có thể sử dụng tắm cho trẻ.
- Nước lá chè xanh có mùi thơm thoang thoảng, rất dễ chịu. Tuy nhiên là loại nước màu, các khăn tắm dùng để lau cho bé lúc tắm dễ bị vàng nên mẹ cân nhắc số lần sử dụng nước tắm này cho con.
Một vài lưu ý nhỏ mẹ cần nhớ để đảm bảo sử dụng hết công dụng và luôn an toàn cho bé:
- Đối với lá chè xanh các mẹ đun ít nước một thời gian đầu để chè ngấm và ra được nước màu nâu đặc, nếu nước quá nhạt màu sẽ không còn tác dụng như mong muốn nữa.
- Đối với trẻ sơ sinh, vì làn da đang còn rất mỏng và vô cùng nhạy cảm, mẹ nên cho con tiếp xúc dần dần với loại nước này. Trước tiên là một vùng diện tích nhỏ trên da, nếu không thấy hiện tượng gì sau khoảng vài giờ thì mẹ có thể an tâm cho con tắm mà không lo dị ứng hay mẩn đỏ nặng hơn.
- Sau khi tắm bằng nước lá chè xanh, mẹ cho bé tắm lại bằng nước ấm để làm sạch hết những gì còn sót lại trên da bé.
- Sau khi tắm, sử dụng phấn rôm thoa đều trên da.
- Đặc biệt lưu ý không sử dụng đối với những làn da trẻ sơ sinh đang có những vết trầy xước, sưng viêm. Nếu sử dụng sẽ gây ngứa và khó chịu cho bé, nếu đụng vào dễ gây xước mạnh vùng da dẫn đến vi khuẩn xâm nhiễm nhiều hơn.
Lá trầu không
Cây trầu không được trồng hầu hết ở các vùng quê vô cùng quen thuộc . Không chỉ có những công dụng tuyệt vời cho đời sống hằng ngày mà lá trầu không còn được biết đến là một loại nước lá tắm quen thuộc cho trẻ sơ sinh được các mẹ truyền tai nhau rất nhiều. Đặc biệt trầu không giúp chữa trị tràm sữa, trị hăm tã và trị rôm sảy cực tốt
Trong trầu không có chứa các chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh giúp trị tràm trà. Mẹ lấy khoảng 2-3 lá rửa sạch đun sôi trong vòng 15-20 phút. Nước lá trầu không pha cùng nước ấm rồi tắm như bình thường, bã trầu mẹ giữ lại để chà thật nhẹ nhàng lên vùng có chàm của trẻ giúp tăng thêm hiệu quả.
Đối với trẻ sơ sinh, trường hợp hăm tã -một bệnh lý ngoài da vô cùng ngứa ngáy, đau rát do đóng tã quá lâu gây bí bách, cọ sát bỉm vào da khiến bé cảm thấy khó chịu- thì mẹ có thể dùng 3-4 lá trầu không tươi, xanh, không bị dập rửa sạch sẽ. Đem đun sôi khoảng 15-20 phút với nước muối loãng. Để trầu không tiết ra tinh dầu thì các mẹ nhớ đun với lượng nước vừa phải, rồi sử dụng nước này lau nhẹ nhàng vào vùng da bị hăm của con bằng khăn xô để tránh gây rát hơn cho làn da mỏng manh của bé.
Và để tránh cho tình trạng hăm tã có thể tái phát, mẹ nên giảm thiểu tối đa lượng thời gian đóng bỉm cho trẻ.
Cũng giống như lá chè xanh, lá trầu không cũng có tác dụng trị rôm sảy hay bùng phát vào những ngày hè nắng nóng. Đối tượng thường gặp là các bé nhỏ tuổi. Lúc này, mẹ có thể dùng lá trầu không rửa sạch, rồi cắt nhỏ đun sôi với khoảng 1 lít nước đến khi tinh dầu từ lá tiết ra mùi hương. Với loại nước tắm này mẹ có thể sử dụng hằng ngày đến khi tình trạng rôm sảy của con khỏi hẳn.
Ngải cứu
Ngải cứu là một loại dược liệu từ xưa đã được ông bà ta sử dụng với nhiều các bài thuốc khác nhau như điều hòa kinh nguyệt, an thai,….Trong ngải cứu chứa các thành phần ngải cứu như glucose, vitamin C, acid malic,…giúp chống viêm, chống nhiễm khuẩn và an toàn với làn da đang bị tổn thương nhẹ. Vì vậy lá ngải cứu được dùng cho trẻ sơ sinh cực kì an toàn và hiệu quả. Đặc biệt ngải cứu được biết đến với bài thuốc chữa trị cho trẻ mắc phát ban, trị mẩn ngứa, ghẻ lở, chữa hăm tã và giúp làm dịu những vết sưng viêm nhưng không lở loét. Không những vậy, ngải cứu còn được biết đến là bài thuốc trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả, giúp phòng tránh cảm cúm trong những ngày thời tiết lạnh giá. Nên sử dụng nước tắm ngải cứu vào mùa đông.
Đối với phương pháp để nấu và pha chế loại nước tắm “thần dược” này, mẹ chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, đun sôi với khoảng 5 lít nước trắng, nấu đến khi ngải cứu tiết ra màu xanh vàng. Sau đó pha loãng cùng với nước tắm, rắc thêm một chút muối, để nguội ở nhiệt độ 35 độ C là có thể tắm được cho trẻ. Khi tắm sử dụng khăn xô của bé nhúng vắt nước rồi lau lên người con. lưu ý vệ sinh bằng nước ấm trước đó cho bé. Sau khi lau sạch cả người, đến phần bẹn và nếp gấp, đây đều là những phần dễ bị hăm, mẹ nên lau kỹ hơn những vẫn nhẹ nhàng để con không bị rát. Sử dụng nước sạch ấm tắm lại và lau khô cho bé, choàng cho con một chiếc ăn to ấm để đảm bảo con không bị lạnh rồi từ từ mặc dần quần áo cho bé.
Một số lưu ý là phương pháp tắm này chỉ nên sử dụng khi trẻ sơ sinh gặp những tình trạng như nổi mẩn, phát ban, rôm ,sảy. Và đừng quên thử phản ứng cho con trước khi tắm toàn thân bằng cách lấy khăn nhúng và vắt nước, sau đó xoa lên một vùng da nhỏ của con. Nếu sau vài tiếng không có hiện tượng gì xảy ra thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng nước tắm ngải cứu cho con.
Đối với trẻ nếu gặp phải tình trạng da bị viêm loét, vết thương hở, sưng đỏ thì mẹ không nên sử dụng loại nước tắm này, vì rất dễ dẫn đến tình trạng viêm sưng nghiêm trọng hơn. Nếu sau khi sử dụng gặp bất kì tình trạng phản ứng nào không mong muốn từ da bé như nổi mẩn, sưng viêm các nốt thì mẹ hãy bình tĩnh và đưa ngay con đến gặp bác sĩ để nhận được những tư vấn kịp thời nhất.
Lá kinh giới
Một lựa chọn cũng cực kỳ an toàn và thích hợp cho tình trạng nổi mẩn, rôm sảy của trẻ nhỏ đó là lá kinh giới – 1 loai nguyên liệu thiên nhiên rất quen thuộc và dễ kiếm. Cũng giống như chè xanh, ngải cứu thì lá kinh giới cũng là loại nước tắm thiên nhiên với các thành phần chính phải kể đến như:
- Chất xơ, caroten
- Các loại vitamin, tinh dầu
- Các hoạt chất kháng sinh tự nhiên,..
Trong y học ,kinh giới được xếp vào loại lá có mùi thơm nhẹ, mang tính ấm và có vị cay, có tác dụng sát khuẩn, diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Từ thời xa xưa ông bà ta luôn sử dụng trong rất nhiều các bài thuốc trị bệnh. Vì vậy vô cùng an toàn cho trẻ nhỏ. Ngoài chữa tình trạng rôm sảy, rôm,…thì lá kinh giới còn dùng làm nước tắm chữa mụn nhọt và một số các loại bệnh ngoài da khác.
Với lá kinh giới, các mẹ cũng chuẩn bị một nắm lá đã lựa chọn kỹ lưỡng, ngâm trong nước muối và rửa sạch với nước. Sau khi đun sôi với khoảng 2 lít nước để các tính chất trong lá thoát ra ngoài thì dùng nước tắm pha loãng. Vẫn phải luôn đảm bảo nhiệt độ nước cho con là 35-37 độ C, không để quá lạnh khiến trẻ dễ cảm lạnh, cũng không nên để nước ở nhiệt độ quá nóng gây bỏng rát khó chịu cho bé.
Sau khi chuẩn bị nước tắm với nhiệt độ thích hợp, đặt bé trên cánh tay và dùng khăn sạch nhúng nước lau lên người cho bé, lần lượt ở các vùng. Chú ý đến phần bẹn và các nếp gấp như vùng cổ, lưng, vùng cằm là những phần dễ bị hăm, bị mẩn ngứa nổi đỏ và có rôm sảy, mụn nhọt.
Sau khi xong lần đầu với nước lá, bố mẹ chuẩn bị sẵn một ca nước ấm để tắm lại cho con, giúp làm sạch da và rửa trôi đi hết những vi khuẩn còn bám tụ trên da.
Sau khi tắm rửa sạch sẽ, mẹ chùm lên cho bé một chiếc khăn ấm to bọc kín bé để đảm bảo nhiệt độ của bé luôn được ấm, tránh cảm lạnh và dần dần mặc quần áo cho con.
Có tuýp nhỏ gia đình cho các bà mẹ bỉm sữa khi dùng loại này tắm này cho con. Sau khi tắm có thể thoa mỏng tinh dầu tràm trà ở các vị trí như cổ, gan bàn chân, bẹn là những vùng da nhạy cảm.
Những lưu ý mà mẹ cần tránh để con không bị cảm sau khi tắm và sử dụng nước lá được phát huy hết tác dụng:
- Không nên sử dụng với trẻ còn quá nhỏ ( vài tháng tuổi)
- Phải đảm bảo nhiệt độ phòng luôn dao động trong khoảng 27-28 độ C
- Chỉ duy trì cách tắm này 1-2 lần/ tuần trong thời gian con đang bị ngứa ngáy. Tránh tình trạng lạm dụng quá nhiều có thể gây mất cân bằng độ pH trên da của trẻ
Lá dâu tằm
Hiện nay xuất hiện trên các trang mạng xã hội rất nhiều các bài viết về lá dâu tằm trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, lá dâu tằm giúp mờ thâm ở da cho trẻ sơ sinh,….Liệu có thực sự loại lá cây vườn nhà quen thuộc ở các miền quê lại có những công dụng tuyệt vời như vậy? Liệu lá dâu tằm có làm một loại nước tắm cho con được hay không? Cùng khám phá những công dụng và cách sử dụng lá dâu tằm cho trẻ sơ sinh ngay sau đây.
Lá dâu tằm theo Đông y có tính hàn, vị ngọt xem lẫn cả vị đắng giúp bổ phổi, thanh lọc gan hiệu quả. Lá dâu tằm giúp tản nhiệt, điều hòa gan, làm sạch gan, giúp sáng mắt và trị các triệu chứng như chóng mắt, nhức đầu và mắt đỏ mờ.
Còn trong dược liệu, lá dâu tằm có các thành phần như các chất khoáng, các vitamin như B,C,D. Chứa nhiều các acid amin giúp điều trị và làm mờ vết thâm sẹo trên da. Nhất là với làn da mỏng manh như trẻ sơ sinh rất dễ phát huy tác dụng. Không những vậy, với tinh dầu và alpha hydroxy acid có trong lá dâu tằm giúp kháng viêm và loại bỏ tế bào chết, từ đó sát khuẩn và diệt khuẩn hiệu quả.
Cùng với công dụng tản nhiệt, lá dâu tằm giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh bám trên da, giúp điều trị mụn nhọt và rôm sảy, trị mồ hôi trộm vô cùng hiệu quả. Với những công dụng tuyệt vời mà lá dâu tằm mang lại thì quả là rất thích hợp và an toàn để sử dụng cho bé yêu nhà bạn.
Với lá dâu tằm, để đun lấy nước tắm bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm 200gr lá rau tằm sạch, mượt không bị dập, ngâm khoảng 15 phút với nước muỗi pha loãng nhằm loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn từ sâu trong lá. Sau đó rửa sạch cho hết vào một túi vải( túi vải này bạn có thể may từ vải xô của trẻ) rồi đem đun sôi với 5 lít nước. Nước đun sôi cho ra màu là có thể dùng được.
Lấy lượng nước vừa đủ dùng để tắm cho bé, nhớ đảm bảo nước đã được để nguội khoảng 35-37 độ C đảm bảo cho bé không bị quá lạnh cũng không nóng gây bỏng rát. Cho trẻ tắm trực tiếp bằng nước dâu tằm, mẹ nhớ xoa đều những vùng như vùng cổ, bẹn, vùng nách để đảm bảo độ sạch sẽ cho con, tránh tình trạng hăm, nóng gây mụn nhọt, rôm sảy. Sau khi tắm bằng nước lá, mẹ rửa qua cho bé bằng nước sạch ấm, lau khô rồi trùm cho con một khăn bọc lớn. Đảm bảo cơ thể con luôn được giữ ấm.
Một tuýp nhỏ cho mẹ nếu con bị ra mồ hôi trộm, phơi khô lá dâu tằm và để làm ruột gối, một phương pháp dân gian được truyền lại tuy nhiên cũng đem lại những hiệu quả đáng mong đợi.
Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Không được kì cọ hay chà sát quá mạnh vào những chỗ có rôm, có nốt ngứa dễ gây trầy xước tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn
- Không sử dụng nước tắm dâu tằm cho các trường hợp bị viêm loét, sưng mủ
- Trước khi tắm mẹ nên để da con lần đầu tiên tiếp xúc với loại nước tắm này trước 3h để đảm bảo con không có những phản ứng gì với loại nước này bằng cách đem xoa nhẹ nhàng nước lên một vùng da của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, vì da con còn non nớt và mong manh, yếu ớt nên những phản ứng lạ có thể gây kích ứng, khó chịu dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho con.
- Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên da bé sau thời gian sử dụng thì đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Lá tía tô
Cũng giống như hầu hết các loại lá tắm khác, lá tía tô là một loại thảo dược với những thành phần như tinh dầu L-perilla, limonen, hydrocumin, alcohol,….giúp kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh ngoài da. Có tác dụng chữa mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn một số công dụng quen thuộc như giải nhiệt, giảm đau bụng, đầy hơi,….. Đặc biệt đây là một loại dược liệu được bào chế sử dụng với tác dụng an thai cực tốt.
Để sử dụng làm nước tắm cho trẻ sơ sinh, bạn chuẩn bị các nguyên liệu và làm theo các bước sau đây:
- Chuẩn bị 100gr lá tía tô đã được rửa sạch sau khi ngâm khoảng 15 phút với nước muối, nhằm thanh lọc và giảm bớt những bụi bẩn bên trong lá, giúp lá sạch sẽ an toàn, tránh gây kích ứng cho da vì những loại chất lạ.
- Chuẩn bị một cái cối, hoặc nếu không có cối bạn có thể thay thế mới chuôi dao, nhưng phải đảm bảo mọi vật dụng sử dụng đều sạch sẽ. Giã nát lá tía tô
- Tuy nhiên, nếu có máy xay sinh tố, bạn có thể cắt nhỏ lá, bỏ vào trong cùng 100ml nước lọc và bắt đầu xay nhuyễn.
- Sử dụng rây lọc, lọc hết nước bỏ bã để lấy được thứ nước trong màu vàng
- Pha loãng với nước ấm và sử dụng làm nước tắm cho bé. Tắm trong vòng 3-5 phút với những động tác xoa nhẹ nhàng lên vùng da của trẻ. Sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch và bọc bé trong một chiếc khăn ấm để đảm bảo giữ ấm cho nhiệt độ cơ thể của bé.
Tuy nhiên, vẫn cần phải có những lưu ý có thể xảy ra khi mẹ lựa chọn loại nước tắm này cho con:
- Lựa chọn lá tươi, không dập nát, già úa hoặc bị già
- Lọc kỹ để chỉ lấy phần nước trong của hỗn hợp lá tía tô xay nhuyễn
- Luôn đảm bảo nhiệt độ phòng là 27-28 độ C, tuyệt đối không bật điều hòa khi tắm và nhiệt độ của nước ấm dao động từ 35- 38 độ C
- Không sử dụng với những trường hợp viêm loét, sưng mủ, tránh chà xát quá mạnh vùng da xuất hiện rôm của bé để tránh xây xước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.
- Nên sử dụng 1 lần/ ngày đến khi khỏi khẳn để con mau chóng hết rôm sảy, ngứa ngáy và khó chịu
- Cho con thử tiếp xúc trước khoảng 3h với nước lá bằng cách xoa đều lên một vùng da nhỏ của con, đảm bảo con không có bất kỳ triệu chứng lạ nào. Lúc này mẹ hoàn toàn an tâm sử dụng nước tắm lá tía tô cho con.
- Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nào trên vùng da của con, đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Tắm lá sài đất
Lá cây sài đất – một loại cây chứa nhiều các loại kháng sinh tự nhiên, rất dễ trồng nếu gặp đất tốt. Nghe đến loại cây này có thể với một số người sẽ thấy hơi xa lạ. Đặc điểm nhận dạng của loài cây bé nhỏ thuộc nhóm cây cỏ này là cá hình bầu dục có 2 đầu nhọn và mọc đối nhau. Méo lá hình răng cưa nông. Lật mặt dưới của lá sẽ thấy cả gân chính và gân phụ mọc nổi ở dưới. Hoa cây sài đất có màu vàng.
Được biết đến là một loại cây có nhiều các kháng sinh tự nhiên, lá cây sài đất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt những vi sinh vật gây bệnh ẩn trên là da của trẻ. Sử dụng lá cây sài đất đun sôi để làm nước tắm, nước gội đầu giúp trị các vấn đề về da thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
Theo Đông y, cây sài đất có tính mát vị chua và đắng. Trong thành phần có:
- Chlorophylle chiếm khoảng 3,75%
- Phytosterol chiếm khoảng 3,75%
- Caroten chiếm khoảng 1,14%
- Và một số thành phần như dịch ép chứa dầu hỏa hòa tan, chất béo, tinh dầu,, muối vô cơ,…..
Tắm lá sài đất thường được sử dụng vào thời tiết nóng nực oi bức. Thời tiết nóng nực dễ khiến cho trẻ nhỏ gặp các tình trạng về da như nổi mẩn đỏ, rôm sảy,….Cây sài đất rất lành tính và hoàn toàn an toàn phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Tuy nhiên với trẻ em dưới 3 tháng không nên sử dụng loại nước tắm này nếu như bé không gặp bất kì tình trạng về da nào cả, nếu không, sẽ xuất hiện hiện tượng phản tác dụng rất nguy hiểm.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 200-300gr lá sài đất, đem ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch. Mục đích của việc này cũng là làm sạch và loại bỏ hoàn toàn các bụi ẩn bám trên lá.
- Rau khi sử dụng đem đun sôi với nước sạch đã chuẩn bị sẵn, cho đến khi ra mùa nước, đó là các chất trong lá đã được đun sôi tiết ra. Lúc này, để nguội ấm và chỉ lọc lấy nước trong.
- Cho bé vệ sinh sạch sẽ trước bằng nước ấm sạch. Sau đó dùng khăn xô của trẻ sơ sinh nhúng ướt và vắt nước, lau sạch các bộ phận trên cơ thể bé, đặc biệt là phàn cổ, phần lưng, phần cánh tay hay cả phần bẹn, những nơi dễ bí bách và có nếp gấp gây ra hiện tượng nóng, mụn nhọt và nổi rôm ở trẻ.
- Sau khi tắm rửa trong vòng 3-5 phút, tắm qua lại cho bé bằng nước ấm sạch, lau khô, trùm cho bé bằng khăn ấm để giữ nhiệt độ cơ thể bé không bị lạnh.
Gừng tươi
Gừng không chỉ được sử dụng như một gia vị quen thuộc trong các món ăn Việt Nam mà gừng còn được sử dụng như một loại dược liệu với các công dụng như làm ấm cơ thể và giúp lưu thông máu hiệu quả.
Sử dụng gừng tươi để tắm hay nấu nước gội đầu thì không quá xa lạ với người lớn? Vậy đối với trẻ sơ sinh, sử dụng gừng tươi có thực sự an toàn cho bé?
Thực tế thì gừng tươi có thể sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh. Không chỉ giúp giải cảm mà gừng còn giúp làm ấm cơ thể cho bé, giúp lưu thông máu trong cơ thể, làm hệ tuần hoàn được bảo vệ an toàn, giúp bé tránh được các tình trạng như ôm vặt.
cách sử dụng gừng tươi để tắm cũng giống như các loại lá khác. Mẹ chuẩn bị một vài lát gừng tươi, 1 nhánh sả và một nồi nước. Cho tất cả vào nước đun sôi cho đến khi nước sôi, mở nồi có mùi hương thơm cay cay nồng nồng phả ra cùng làn khói nghi ngút thì tắt bếp. Pha cùng nước sôi để nguội sao cho nhiệt độ giữ ở khoảng 35- 37 độ C. Sử dụng nước tắm trực tiếp cho bé, vẫn lưu ý các phần cằm, phần cổ, phần nách, 2 cánh tay và phần lưng, phần bẹn. Những nơi có nếp gấp dễ gây bí bách và có nhiệt độ cao.
Sau khi tắm xong các mẹ tắm lại bằng nước ấm để nguội cho con, lau khô và vẫn trùm kín con bằng khăn ấm để đảm bảo nhiệt độ cho con luôn được giữ ấm, tránh gặp gió rất dễ bị cảm lạnh.
Tuy nhiên, một vài những lưu ý mẹ cần note lại khi sử dụng gừng để làm nước tắm cho con:
- Chỉ cho con tắm nhiều nhất là 10 phút, thời gian đủ để lỗ chân lông trên da bé có thể giãn nở, giúp lưu thông máu tốt hơn.
- Không sử dụng quá nhiều gừng vì gừng có tính nóng, trẻ con với hệ thống miễn dịch còn kém, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra phản ứng ngược, ảnh hưởng trầm trọng đến các vấn đề về da và sức khỏe của con.
- Tuyệt đối phải tắm ở phòng kín gió, không bật điều hòa, tắm nhanh và đảm bảo nhiệt độ nước tắm luôn ở mức cho phép 35 – 38 độ C.
- Thăm khám bác sĩ ngay khi con có dấu hiệu khác thường sau khi sử dụng nước tắm gừng tươi.
Lá khế
Tắm lá khế không còn là cụm từ quá xa lạ bởi từ rất lâu đã có những lời truyền tai nhau về những công dụng tuyệt vời của công thức này như trị mẩn đỏ, ngứa ngáy, trị dị ứng nổi mề đay và cả tình trạng rôm sảy, mụn nhọt thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Vẫn chưa có một bài nghiên cứu cụ thể nào về công dụng của lá khế cho đến hiện nay. Vì vậy nên trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của các y bác sĩ để đảm bảo không xảy ra các tình huống bất ngờ đáng buồn nào. Tuy nhiên tùy với cơ địa của mỗi người mà đem lại công dụng và thời gian khỏi bệnh khác nhau, nhưng hầu hết những người đã sử dụng phương pháp này thì đều cho nhận xét khá tích cực về loại nước tắm bằng lá này. Đối với trẻ sơ sinh, mỗi khi bị nổi mề đay, bị mụn nhọt hay rôm sảy thì các bà các mẹ lại sử dụng phương pháp này và thu được những kết quả rất đáng khả quan.
Tất nhiên là, mọi ý kiến của bác sĩ vẫn đảm bảo hơn phải không nào. Nhưng nếu bạn muốn biết cách để pha chế loại nước tắm cây vườn lá nhà này thì sau đây là công thức mà chúng tôi mang đến cho bạn và gia đình, là trợ thủ nhỏ giúp con thoát khỏi những khó chịu và quấy khóc do tình trạng mụn nhọt, rôm sảy gây ra:
- Lá khế được chuẩn bị phải tươi sạch không bị sâu ăn hay héo úa, chuyển vàng. Chuẩn bị một nắm lá sạch, đem rửa trong nước muối loãng trong vòng 15 phút rồi đem rửa sạch với nước.
- Tuốt bỏ phần gân lá, lấy 2 tay vò nhẹ lá nhưng không để lá bị nát hay dập quá. Sau đó đem đun sôi với khoảng 2 lít nước cho đến khi chuyển màu thì đem bỏ lá lấy nước.
- Pha nước cùng với nước sạch đun sôi để nguội sao cho nước ấm ở nhiệt độ 35-38 độ C.
- Sử dụng khăn xô nhúng nước vắt khô và lau cơ thể cho con, lưu ý trước khi lau đã cho bé tắm một lần bằng nước sạch. Sau khi lau toàn bộ cơ thể thì tắm lại một lần nữa bằng nước ấm sạch và trùm khăn ấm cho con.
- Tuy nhiên mẹ vẫn nên lưu ý những trường hợp thấy con có dấu hiệu ngứa nặng hơn hay quấy khóc và có những biểu hiện lạ, nên đưa ngay đến gặp bác sĩ. Tùy theo cơ địa của từng bé mà có thời gian điều trị và khả năng khỏi bệnh khác nhau.
Mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng hay tên gọi khác là khổ qua, là một quả tươi, hạt khô từ lâu đã được sử dụng như những vị thuốc dân gian quen thuộc. Thông thường mướp đắng được rửa sạch, thái lát và phơi khô sau đó dùng ngâm trong nước nóng để hãm nước uống hoặc để pha nước tắm. Đối với loại nước tắm này dành cho trẻ sơ sinh giúp trị mẩn ngứa, nổi đó, rôm sảy hoặc nặng hơn là các làn da bị kích ứng.
Cách sử dụng nước tắm này như sau:
- Chuẩn bị nước, mướp đắng và một ít lá kinh giới. Đem đun sôi tất cả cho đến khi nước sôi và phả ra những làn khói có mùi hương ngọt ngọt xen lẫn chút đắng se se ở mũi là được.
- Lọc bã lấy phần nước lọc. Nếu nước còn quá nóng thì pha thêm nước sạch đã nguội rồi tắm cho trẻ.
- Sử dụng khăn xô lau từng chút một lên da bé, lau quanh các vùng và chú ý đến những vùng có nếp gấp để loại bỏ sạch sẽ các loại vi khuẩn, vi sinh vật bám trên da bé.
- Sau khi tắm xong bằng nước mướp đắng, tắm lại cho bé bằng nước sạch ấm, kau khô và bọc kỹ bé trong chiếc khăn ấm để giữ cơ thể con không bị nhiễm lạnh.
- Tuy nhiên do làn da của trẻ sơ sinh là rất mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Vì vậy cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước tắm này cho trẻ có hiện tượng nổi mẩn đỏ, rôm sảy.
Lá đinh lăng
Cây đinh lăng từ xa xưa đã được biết đến là một loại thảo dược giúp điều trị được rất nhiều các loại bệnh khác nhau. Tắm lá đinh lăng giúp làm da hồng hào, mịn màng hơn và giải quyết được những vấn đề về da như mụn nhọt, nổi mẩn và cả rôm sảy rất thường gặp ở hầu hết các trẻ sơ sinh.
Nước tắm đinh lăng được sử dụng và pha chế bằng cách chuẩn bị một nắm lá đinh lăng, đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 15-20 phút rồi đem rửa sạch với nước. Sau đó đun sôi với khoảng 2 lít nước cho ra hết các chất trong đinh lăng. Sau khi nước sôi và bốc hơi nghi ngút thì có thể tắt bếp, vớt bã lá đinh lăng ra và sử dụng nước này để tắm cho con. Tuy nhiên không nên sử dụng nước quá đặc sẽ làm cho những bột đinh lăng dính vào da bé nếu sau khi tắm rửa không được tắm lại bằng nước sạch sẽ gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây viêm nhiễm rất nguy hiểm.
Tuy nhiên đừng lạm dụng nước tắm này quá nhiều, chỉ nên sử dụng 1-2 lần/ tuần và tùy thuộc vào cơ địa mà thời gian lành bệnh cũng như thích ứng của mỗi bé là khác nhau.
Lá rau sam
Lá rau sam sam với tác dụng diệt khuẩn giúp điều trị những làn da nổi mẩn đỏ do thời tiết, tình trạng da rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng cách đun nước sau khi rửa sạch lá, giã nát lấy nước cốt pha với nước để tắm cho trẻ.
Dùng khăn xô của bé để lau nước tắm lên người, lau quanh toàn thân và chú ý các vùng có nếp gấp tránh để vi khuẩn tích tụ lâu. Ngoài ra thì có thể nấu cháo giúp làm mát cơ thể của bé, điều trị từ bên trong hỗ trợ cùng nước tắm bên ngoài sẽ giúp các tình trạng về da mau lành hơn.
Cây chó đẻ
Cây chó đẻ rất nhiều ở các miền quê, ven đường rất dễ tìm kiếm. Tắm nước cây chó đẻ cho trẻ sơ sinh có công dụng trị rôm, không bị mẩn ngứa giúp mịn màng làn da và kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trên da của bé.
Mẹ chuẩn bị phần lá cây chó đẻ rửa sạch sau khi ngâm với nước muối loãng, đun sôi và gạn lấy phần nước rồi pha với nước sạch đun sôi để nguội để tạo thành nước tắm ấm cho con. mẹ tắm cho con bằng khăn xô của bé lau sạch sẽ cơ thể rồi tắm lại bằng nước ấm để loại bỏ hết các vi khuẩn trên da bé. Sau đó lau khô và quấn bé vào khăn ấm.
Một vài các lưu ý nhỏ đây là một trong các loại thuốc dân gian, hiện nay vẫn chưa có bài khoa học nào chứng minh công dụng của cây chó đẻ dành cho trẻ sơ sinh. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho con.
Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu là loại cỏ mọc dại được bắt gặp hầu hết ở cánh đồng cỏ Việt Nam hay bất kì nơi nào có cây sinh sống. Trong dân gian, có bài nước tắm được ông bà ta truyền lại giúp trị bệnh vàng da, rôm sảy, ghẻ lở, mẩn ngứa,..không chỉ ở người lớn mà cả trẻ sơ sinh. Rửa sạch với nước muối pha loãng rồi phơi khô. Đến khi sử dụng, ngâm cùng với 1 lít nước đun sôi rồi pha loãng và dùng làm nước tắm cho bé. Sau một thời gian sử dụng sẽ thấy được hiệu quả của loại cỏ mần trầu này.
Những loại nước tuyệt đối không dùng tắm cho trẻ sơ sinh
Không tắm cho bé bằng chanh
Trẻ nhỏ với làn da vô cùng mỏng manh và nhanh cảm, gấp 5 lần so với da người trưởng thành. Trong chanh chứa các loại acid, nếu sử dụng nước tắm là chanh dễ gây ra các tình trạng nổi đỏ, mẩn ngứa do acid ở chanh tiêu diệt đi các vi khuẩn có lợi trên da. Mặt khác khi tắm hơi nước nóng làm lỗ chân lông mở rộng, tinh chất trong chanh đi vào dễ gây viêm, rát da ở trẻ nhỏ vì cấu trúc làn da của các bé còn rất yếu ớt và mong man.
Không tắm cho bé bằng nước dừa
Tuy nước dừa rất mát và có công dụng làm trắng da nhưng nếu sử dụng với làn da vô cùng yếu đuối và mong manh của các em bé thì điều này có thể gây mẩn ngứa và nổi đỏ ở các vùng da sử dụng nước dừa để tắm cho trẻ.
Không những vậy nước dừa còn khiến cho da bé bị hăm, có thể dẫn đến lở da. Do trong nước dừa có chứa nhiều protein, Na, Ka,…giúp dưỡng da cho trẻ nhưng không sạch nên không tốt và gây nên các vấn đề về da ở trẻ nhỏ.
Một số loại lá cần sơ chế trước khi sử dụng
Một số loại lá cần sơ chế trước khi sử dụng như lá cây chó đẻ cần được phơi khô, mướp đắng cần được cắt lát, thái nhỏ và phơi khô, lá khế cần được tước bỏ gân,…..
Và với bất kì loại lá nào cũng cần được ngâm với nước muối trong khoảng 15-20 phút và được rửa sạch với nước sạch để loại bỏ hết các vi khuẩn các loại bẩn trên lá.
Trên đây là những loại nước tắm cần dùng cho trẻ nhỏ. Hi vọng bạn đã có được cho mình những công thức nước tắm phù hợp với tình trạng da của con và bảo vệ con luôn an toàn trước những tác nhân gây hại của vi khuẩn, môi trường.