Top 7 thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất [Bác sĩ khuyên dùng]

Do trẻ nhỏ chưa có ý thức vệ sinh răng miệng nên các mẹ cần phải giúp bé thực hiện việc này để tránh tích tụ nhiều vi khuẩn, nấm trong khoang miệng của trẻ. Cũng giống như việc đánh răng hay súc miệng ở người lớn, rơ lưỡi cho trẻ là việc làm cần thiết hằng ngày. Dưới đây là một số thuốc và cách rơ lưỡi cho trẻ các mẹ có thể tham khảo để giúp bé loại bỏ hoàn toàn tưa lưỡi.

Khi nào nên sử dụng thuốc rơ lưỡi cho bé ?

Bệnh tưa lưỡi hay còn có tên gọi khác là nấm lưỡi thường xuất hiện phổ biến ở trẻ sơ sinh trong thời kì bú mẹ hay trong thời gian đầu khi các bé mới tập ăn dặm. Bệnh xuất hiện chủ yếu do nấm và virus, trong đó nguyên nhân điển hình là do nấm Candida Albicans và nấm Oidium Albicans gây nên.

Nếu quan sát được một hoặc nhiều dấu hiệu dưới đây thì mẹ nên sử dụng các loại thuốc rơ lưỡi cho bé:

  • Lưỡi bé xuất hiện các đốm trắng, mảng trắng hơi dày và bông xốp, mịn, trông giống như những vết cặn sữa. Đa số xuất hiện ở lưỡi nhưng cũng có trường hợp các mảng trắng xuất hiện ở má trong, môi, amidan, sau cổ họng. Những mảng trắng này bám khá chắc, nếu chà xát mạnh hoặc dùng lực cạo chúng thì có thể gây chảy máu.
  • Bé bị mất vị giác, ăn không được ngon miệng, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc.
  • Xung quanh khóe miệng bé bị nứt, ửng đỏ.
  • Nếu tình trạng tưa lưỡi tiến triển đến giai đoạn nặng và lan vào thực quản sẽ gây cho trẻ cảm giác khó nuốt, cảm giác giống như thức ăn đang bị mắc ở cổ họng. Nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản sẽ gây sốt.
  • Trẻ có thể có một số hiện tượng kèm theo như ho, tiêu chảy.

Top 7 thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Thuốc chữa nấm lưỡi Natri Bicacbonat

Thuốc chữa nấm lưỡi Natri Bicacbonat
Thuốc chữa nấm lưỡi Natri Bicacbonat

Natri Bicarbonat được biết đến nhiều với tên gọi “thuốc muối dạ dày”.

Thuốc có tính kiểm nên có khả năng trung hòa nhanh chóng acid ở dạ dày cũng như giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, nhờ khả năng kiểm soát tốt và tiêu diệt nhanh chóng các loại nấm nên được sử dụng làm thuốc trơ lưỡi cho trẻ.

Các mẹ có thể tham khảo các bước sau đây để có thể dùng Natri Bicarbonat chữa tưa lưỡi cho trẻ một cách hiệu quả nhất :

Pha 1 gói Natri Bicarbonat 50g dạng bột cùng với khoảng 200ml nước sôi để nguội, khuấy đều đến khi bão hòa thì chắt lấy phần nước thuốc cho vào một chai hoặc lọ đã được rửa sạch để dùng dần.

Sau khi cho trẻ bú, mẹ có thể dùng tăm bông hoặc gạc rơ lưỡi để bôi phần nước thuốc lên vùng lưỡi bị tưa của trẻ. Mẹ nên bôi thuốc rộng ra vùng xung quanh vết nấm để bé nhanh khỏi.

Nên bôi nhiều lần trong ngày để trẻ có thể giảm đau và thuốc phát huy tối đa tác dụng. Sau khi bôi thuốc được 1- 2 ngày thì các vết tưa sẽ mỏng và thưa dần rồi biến mất hoàn toàn. Thành phần thuốc không chứa các hóa chất độc hại nên nếu không may trẻ nuốt phải thì cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Lưu ý : sau khi pha thuốc cần bảo quản cẩn thận để không làm biến đổi hoặc mất đi tác dụng của thuốc.

Thuốc chữa nấm lưỡi Nystatin

Nystatin là thuốc nổi tiếng với công dụng điều trị nấm lưỡi hiệu quả do khả năng kháng nấm tốt, đặc biệt là kẻ thù số một của nấm Candida Abicans. Kể cả khi dùng lâu dài cho trẻ, Nystatin cũng không gây độc do thuốc không đi vào máu mà chỉ dùng để rơ ở lưỡi.

Dạng dùng: Nystatin dạng viên bao đường, 500000 đơn vị/viên.

Liều dùng: thường rơ lưỡi cho bé bằng Nystatin liên tiếp trong 7 ngày, 4 lần/ngày và 100000 đơn vị/lần.

Cách dùng :

Thuốc chữa nấm lưỡi Nystatin
Thuốc chữa nấm lưỡi Nystatin
  • Chia viên Nystatin thành 5 phần bằng nhau, mỗi phần cho 1 lần dùng.
  • Lấy 1/5 viên thuốc pha với 1 – 2 ml dung dịch nước muối sinh lí 9 ‰ hoặc nước sôi để nguội.
  • Dùng gạc rơ lưỡi quấn quanh đầu ngón tay trỏ để rơ lưỡi cho trẻ.

Tác dụng không mong muốn : Nếu sử dụng quá liều, nghĩa là trên 5 triệu đơn vị trong 1 ngày thì có thể xuất hiện các biểu hiện như dị ứng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Lưu ý :

  • Chỉ nên pha thuốc đủ cho 1 lần dùng.
  • Đối với một số ít trường hợp trẻ mẫn cảm đặc biệt với Cadinin (sản phẩm được giải phóng ra khi tiêu diệt đột ngột nấm Cadidan) thì các mẹ nên dừng sử dụng Nystatin ngay lập tức.
  • Mẹ không nên cho bé bú hay uống nước trong khoảng 20 phút sau khi rơ lưỡi để thuốc có thể phát huy hết tác dụng.

Thuốc rơ miệng Denicol

Denicol thuộc nhóm thuốc điều trị tai, mắt, mũi, họng.

Dạng dùng : chai 15ml.

Thành phần gồm : hỗn hợp 3,87g Natri Borat và 0,021g vanillin pha cùng 15ml glycerin.

Tác dụng : dùng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh nhằm trị các loại nấm gây ra bệnh tưa lưỡi ở trẻ, ngoài ra còn dùng để điều trị nhiệt miệng và sưng lợi.

Lưu ý : Chỉ sử dụng Denicol để rơ lưỡi, tuyệt đối không sử dụng để nhỏ mắt, nhỏ mũi hay uống.

Thuốc rơ miệng Denicol
Thuốc rơ miệng Denicol

Thuốc rơ lưỡi Daktarin

Tác dụng tiêu diệt các loại vi nấm của Daktarin dựa trên cơ chế ức chế sự hình thành ergosterol làm thay đổi cấu trúc lipid màng gây hoại tử tế bào nấm. Ngoài ra, Daktarin còn có hoạt tính kháng khuẩn với một số loại trực khuẩn và cầu khuẩn.

Liều dùng : tùy vào từng độ tuổi và mức độ bệnh để lựa chọn liều dùng thích hợp

  • Trẻ em từ 4 tháng – 2 năm tuổi: sử dụng 1,25 ml gel / lần (tương đương với khoảng ¼ thìa đong thuốc)
  • Trên 2 tuổi : sử dụng 1,5 ml / lần ( tương đương với khoảng ½ thìa đong thuốc)

Cách dùng: dùng tăm bông hoặc ngon tay đã rửa sạch bôi trực tiếp thuốc lên phần tổn thương.

Tác dụng không mong muốn: các triệu chứng thường gặp như trẻ có cảm giác khó chịu, buồn nôn, nôn trớ, khô miệng, ngoài ra một số trẻ còn có hiện tượng rối loạn vị giác.

Lưu ý : không sử dụng đối với trẻ em dưới 4 tháng tuổi.

Thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Daktarin
Thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Daktarin

Thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst

Dạng dùng : gói 1g thuốc bột.

Thành phần : Nystatin 25000 IU và các tá dược Sorbitol và Vanillin.

Liều dùng :

  • Trẻ sơ sinh : dùng 1 gói/lần, 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em : dùng 2 gói/lần, 2 lần/ngày.

Cách dùng :

  • Pha thuốc với nước sôi để nguội, với 1 gói thuốc cần khoảng 1 thìa nước để hòa tan hoàn toàn.
  • Dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ đã rửa sạch, nhúng vào dung dịch thuốc rồi bôi lên chỗ có nấm.
  • Thuốc có một số tác dụng phụ như mày đay, ngoại ban, tuy nhiên rất hiếm gặp.
Thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst
Thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst

Gummi rơ lưỡi

Dạng dùng: thuốc dạng xịt, chai dung tích 40ml.

Thành phần: thuốc chiết xuất từ thiên nhiên với các thành phần như dịch chiết lá hẹ, rau ngót, cỏ mực nên rất lành tính và an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tác dụng :

  • Làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn và hạn chế hình thành tưa lưỡi.
  • Phòng một số bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm VA ở trẻ.

Cách dùng: mẹ vệ sinh tay sạch sẽ, dùng gạc rơ lưỡi đeo vào ngón tay trỏ sau đó xịt trực tiếp 2-3 nhát dung dịch Gummi rồi rơ lưỡi cho bé.

Gummi rơ lưỡi
Gummi rơ lưỡi

Thuốc cốm rơ miệng Binystar

Thành phần của thuốc cốm Binystar gồm Nystatin với hàm lượng 25.000 IU và các tá dược vừa đủ 1 gam/gói.

Liều dùng :

  • Đối với trẻ sơ sinh nên dùng thuốc 2 lần trong 1 ngày, mỗi lần dùng nửa gói.
  • Đối với trẻ nhỏ nên dùng thuốc 2 lần trong 1 ngày, mỗi lần dùng 1 gói.

Tác dụng: điều trị tưa lưỡi, lưỡi mất nhú, viêm họng do nấm Candida Abicans gây ra.

Cách dùng : Dùng gạc tiệt trùng quấn vào ngón tay sau đó nhúng vào dung dịch thuốc pha cùng nước sôi để nguội, sau đó rơ lưỡi cho bé. Vì thuốc không hấp thu qua đường tiêu hóa nên sau khi rơ lưỡi bé có thể nuốt.

Thuốc cốm rơ miệng cho trẻ sơ sinh Binystar
Thuốc cốm rơ miệng cho trẻ sơ sinh Binystar

Hướng dẫn cách dùng thuốc rơ lưỡi cho bé

Bước 1 : Vệ sinh tay và các dụng cụ sạch sẽ để tránh trường hợp bé vô tình bị nhiễm các vi khuẩn, nấm khác trong quá trình rơ lưỡi.

Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi vô trùng quấn quanh ngón trỏ hoặc đeo các loại gạc dạng ống có bán sẵn trên thị trường.

Bước 3 : Nhúng ngón tay vào dung dịch thuốc ( đối với các thuốc dạng bột thì cần phải hòa tan thuốc với dung dịch nước muối sinh lý 9‰ hoặc nước sôi để nguội trước khi dùng).

Bước 4 : Chạm nhẹ ngón tay vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng sau đó từ từ đưa ngón tay trỏ quấn gạc vào trong miệng trẻ, lau nhẹ nhàng mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài. Với những trẻ có mảng tưa dày, nên dùng thêm 1 miếng gạc nữa để lau lần 2. Chú ý không đưa ngón tay vào quá sâu và không để trẻ nuốt mảng tưa vì sẽ gây ra nôn trớ.

Bước 5: dùng 1 miếng gạc khác tiếp tục lau xung quanh vòm miệng, mặt trong 2 má và phần nướu của trẻ.

Hướng dẫn cách dùng thuốc rơ lưỡi cho bé
Hướng dẫn cách dùng thuốc rơ lưỡi cho bé

Lưu ý khi sử dụng thuốc rơ lưỡi cho trẻ

Nên rơ lưỡi cho trẻ trước khi ăn để tránh trẻ nôn trớ.

Phải sử dụng đúng thuốc và đủ liều theo hướng dẫn, nếu sử dụng thuốc nhưng tình trạng tưa lưỡi của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn.

Nên tiếp tục sử dụng thuốc rơ lưỡi cho trẻ 2-3 ngày sau khi đã khỏi tưa để tránh bệnh tái phát.

Nếu khi sử dụng thuốc theo dõi thấy trẻ có các tác dụng không mong muốn như dị ứng, nôn trớ thì nên dừng sử dụng thuốc ngay và đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Nên sử dụng các loại gạc mềm mại để hạn chế xây xước và chú ý tránh để sót sợi bông trong miệng vì dễ gây kích ứng.

Các probiotic có khả năng ức chế vi khuẩn và nấm có hại, đặc biệt là nấm Candida. Vì vậy nên bổ sung các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn cho trẻ như : Sữa chua ( nên chọn các loại sữa chua không đường do môi trường có đường thuận lợi cho nấm phát triển ), đậu nành, lúa mạch, gạo. Nên thêm các loại phomat lên men, bơ vào thức ăn cho trẻ trong qua trình chế biến.

Cung cấp cho trẻ đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất béo. Đặc biệt nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ rau xanh và hoa quả để tăng cường khả năng đề kháng của trẻ.

Ngoài các loại thuốc trị tưa lưỡi kể trên, các mẹ còn có thể tham khảo các bài thuốc dân gian trị tưa lưỡi như :

Trị tưa lưỡi bằng hỗn hợp dịch chiết lá hẹ và cây nhọ nồi.

Trị tưa lưỡi bằng lá rau ngót tươi.

Trị tưa lưỡi bằng mật ong và nước lá nhọ nồi.