Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là bị sốt? Cách hạ nhiệt cho bé nhanh và an toàn

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao so với khoảng nhiệt độ bình thường. Có thể thấy, sốt hay gặp ở trẻ sơ sinh do cơ thể bé chưa kịp thích nghi với môi trường xung quanh. Để tránh nguy hiểm cho bé, các mẹ nên kiểm tra thân nhiệt bé thường xuyên để phát hiện những bất thường và điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là bị sốt?
Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là bị sốt?

Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là bao nhiêu?

Trong một ngày nhiệt độ cơ thể trẻ không được duy trì mà thay đổi tùy thời điểm mỗi sáng, trưa hay chiều tối. Tại một thời điểm, mỗi vị trí đo trên cơ thể (hậu môn, tai, miệng, nách) lại có một kết quả khác nhau.

  • Nhiệt độ đo được ở hậu môn luôn cao hơn nhiệt độ đo được ở khoang miệng (Chênh lệch 0,3 đến 0,5 độ). Nhiệt độ ở khoang miệng cũng cao hơn nhiệt độ ở nách từ 0,3 đến 0,5 độ.
  • Nhiệt độ đo được ở hậu môn được cho là chính xác nhất. Ở trạng thái bình thường, nhiệt độ đo ở hậu môn của trẻ sơ sinh dao động trong khoảng 36,5 đến 38,0 độ C.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo khoảng nhiệt độ bình thường ở mỗi bộ phận để phát hiện tình trạng sốt ở trẻ sớm nhất:

  • Khi đo nhiệt độ ở tai: từ 35,8 đến 38 độ C.
  • Khi đo nhiệt độ ở nách: từ 34,7 đến 37,3 độ C.
  • Khi đo nhiệt độ ở miệng: từ 35,5 đến 37,5 độ C.

Trẻ sơ sinh nóng bao nhiêu độ là sốt?

Nhiệt độ trẻ lên tới trên 38 độ C được coi là sốt. Mẹ cần phân biệt khi bé sốt nhẹ và khi sốt cao để xử lý phù hợp.

Nhiệt độ bao nhiêu là sốt nhẹ

Thân nhiệt trẻ ở ngưỡng 37,5 đến 38 độ C tức trẻ đang có dấu hiệu sốt nhẹ. Lúc này mẹ không cần quá lo lắng vì tình hình có thể được cải thiện nhanh chóng.

Nhiệt độ bao nhiêu là sốt cao

Trường hợp thân nhiệt trẻ tăng lên 39 độ C, có nghĩa trẻ đang sốt cao, mẹ cần có những biện pháp hạ sốt ngay lập tức.

Cách dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ của trẻ

Ngày nay nhiệt kế được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi và dễ sử dụng để đo thân nhiệt cho trẻ một cách chính xác và nhanh chóng. Tuy nhiên có hai loại được ưu tiên sử dụng nhất, đó là nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử.

Tùy mỗi vị trí đo mà có cách đo riêng, sau đây sẽ giới thiệu các cách đo phổ biến nhất:

Đo thân nhiệt ở nách

Sử dụng nhiệt kế đo thân nhiệt ở nách của trẻ
Sử dụng nhiệt kế đo thân nhiệt ở nách của trẻ
  • Nhiệt kế thủy ngân được sử dụng phổ biến nhất để đo thân nhiệt ở nách. Ngoài ra cũng có thể đo bằng nhiệt kế điện tử.
  • Đặt bé nằm thoải mái hoặc bế bé trên tay, không để bé vận động mạnh.
  • Nhẹ nhàng lau khô nách cho trẻ trước khi đo.
  • Đặt nhiệt kế vào nách, giữ cánh tay trẻ áp sát vào nách, cố định trong khoảng 3-4 phút với nhiệt kế thủy ngân, 1 phút với nhiệt kế điện tử.
  • Lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ đo được.
  • Kết quả đo chính xác nhất chỉ khi nhiệt kế được áp sát vào nách nên mẹ chú ý giữ bé trong khi đo nhé.

Trong các phương pháp đo thân nhiệt, đây là một trong những cách đo không chính xác, gây chênh lệch lớn, nhưng lại thuận tiện nhất, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Vì vậy, khi đo ở nách mà nhiệt độ trên 37,3 độ C mẹ nên kiểm tra thêm bằng phương pháp khác.

Đo thân nhiệt ở miệng

  • Áp dụng với cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử.
  • Rửa sạch nhiệt kế (lưu ý không sử dụng nước ấm dẫn đến sai kết quả đo)
  • Chạm nhẹ môi dưới để trẻ mở miệng, nhẹ nhàng đặt nhiệt kế dưới lưỡi trẻ
  • Để trẻ ngậm chắc nhiệt kế trong thời gian thích hợp (3 phút với nhiệt kế thủy ngân, 1 phút với nhiệt kế điện tử)
  • Đọc kết quả đo
  • Vệ sinh nhiệt kế sau khi sử dụng.

Nhiệt độ đo được ở miệng nên mẹ chú ý không đo trong vòng 30 phút sau ăn. Cách đo này khó áp dụng với trẻ sơ sinh hơn vì trẻ sẽ không nghe lời mà nhả nhiệt kế trong khi đo, các mẹ nên cân nhắc.

Đo thân nhiệt ở tai

  • Phương pháp này dùng với nhiệt kế điện tử thiết kế phù hợp với vị trí đo ở tai. Bạn thực hiện như sau:
  • Đặt trẻ ở vị trí ổn định, không có gió vào tai (Nếu có gió vào tai phải chuyển chỗ và ổn định lại sau 15 phút).
  • Nhẹ nhàng kéo vành tai để dễ dàng đưa đầu nhiệt kế vào tai trẻ.
  • Giữ trong vài giây đến khi hiển thị nhiệt độ
  • Đọc nhiệt độ.

Thông thường trẻ sơ sinh dưới 6 tháng sẽ ít được đo nhiệt độ ở tai vì kết quả dễ sai lệch. Đặc biệt với trẻ bị bệnh liên quan đến tai không được áp dụng cách đo này.

Đo nhiệt độ ngoài da vùng trán

  • Nhiệt độ vùng trán thường được đo bằng nhiệt kế hồng ngoại
  • Giữ trán khô
  • Đặt nhiệt kế lên vùng trán, giữ khoảng cách phù hợp. Thường đo ở vùng da giữa trán.
  • Đọc kết quả.
Đo nhiệt độ ngoài da vùng trán
Đo nhiệt độ ngoài da vùng trán

Tuy nhiên da vùng trán ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ môi trường, người đo cũng khó căn khoảng cách chính xác nên nhiệt độ đo được thường thấp hơn nhiệt độ thực của cơ thể. Mẹ nên hạn chế áp dụng phương pháp này.

Đo thân nhiệt ở hậu môn

  • Cách đo này tuy không dễ dàng bằng các cách trên nhưng lại cho kết quả chính xác nhất, mẹ vẫn nên áp dụng. Mẹ thực hiện theo các bước:
  • Rửa sạch nhiệt kế
  • Đặt trẻ nằm sấp, giữ tư thế thoải mái
  • Từ từ đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ đến khoảng 0,6 – 1,3 cm thì dừng lại (thường đặt hết đầu bạc vào hậu môn)
  • Với nhiệt kế thủy ngân, giữ cố định trong 2 phút. Với nhiệt kế điện tử cần ít thời gian hơn (thường là 1 phút).
  • Vệ sinh lại nhiệt kế.
  • Mẹ cũng có thể sử dụng vaseline bôi lên đầu nhiệt kế trước khi đặt vào hậu môn để không gây khó chịu cho bé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng thân nhiệt ở trẻ sơ sinh mà các mẹ nên lưu ý để chuẩn bị tâm lý và cân nhắc các biện pháp hạ sốt cho bé.

  • Trẻ bị sốt khi tiêm phòng: Để tăng sức đề kháng, phòng tránh các bệnh nguy hiểm cho trẻ, các mẹ được khuyên cho con đi tiêm phòng ngay từ sau khi sinh. Việc đưa các thành phần lạ vào cơ thể dễ khiến bé sốt, nhưng tình trạng này sẽ hết sau 1-2 ngày.
  • Trẻ mặc quá nhiều quần áo: Nghe có vẻ không hợp lý, vì các mẹ thường cho rằng càng mặc nhiều quần áo bé càng được bảo vệ tốt hơn, tránh được bệnh tật chứ. Tuy nhiên, nếu mặc quá nhiều quần áo gây bí bách, cơ thể trẻ sẽ không tự điều tiết thân nhiệt dẫn đến tăng nhiệt độ theo dẫn đến sốt. Các mẹ nhớ là ngay cả việc quấn tã quá dày cũng có thể khiến bé bị sốt nhé.
  • Trẻ sốt mọc răng: Các bé trong quá trình mọc răng cũng không thể tránh khỏi tình trạng sốt. Khi mọc răng, nhiệt độ cơ thể trẻ không tăng quá cao nhưng lại sốt dai dẳng, kéo dài.
  • Sốt do thay đổi thời tiết: Cơ thể các bé còn yếu ớt, việc thay đổi thời tiết dẫn đến cơ thể bé không kịp thích nghi, thời tiết quá nóng hay quá lạnh đều có thể gây ra sốt. Vì vậy, theo dõi thời tiết thường xuyên là rất cần thiết trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.
  • Sốt do các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus: Các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus thường gặp ở trẻ là: viêm phổi, viêm họng, viêm tai, sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng.
  • Sức đề kháng của trẻ còn kém nên vi khuẩn, virus xâm nhập, dễ gây viêm, sốt. Việc các mẹ nên làm là giữ vệ sinh cơ thể cũng như môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, tránh các nguồn lây bệnh truyền nhiễm để trẻ được an toàn, khỏe mạnh nhất.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt có thể là do sức đề kháng còn kém nên bị nhiễm virus
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt có thể là do sức đề kháng còn kém nên bị nhiễm virus

Trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt cũng rất nguy hiểm

  • Bên cạnh việc tăng thân nhiệt, thì trẻ sơ sinh khi hạ thân nhiệt cũng nguy hiểm không kém phần.
  • Hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể bé thấp dưới 36 độ C, trẻ có biểu hiện tím tái ở môi, tay, chân, tay chân lạnh, người mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, nhịp thở chậm. Đặc biệt khi thân nhiệt hạ đến 32 đến 34 độ C, trẻ có thể rối loạn nhịp thở, suy hô hấp dẫn đến ngừng thở. Dưới 32 độ C, trẻ hôn mê, nguy cơ tử vong cao.
  • Vậy nên khi thấy trẻ dấu hiệu tay chân lạnh, da nhợt nhạt mẹ nên chú ý kiểm tra thường xuyên phòng trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt nhé.

Cách xử lý khi thân nhiệt của trẻ sơ sinh bất thường

Khi thân nhiệt trẻ sơ sinh bất thường mẹ không nên chủ quan cũng không được tùy tiện xử lý. Dựa vào tình hình của trẻ, mẹ có thể xử lý theo các cách dưới đây:

  • Khi trẻ hạ nhiệt nhẹ (dưới 36,5 độ C): mẹ ủ ấm cho trẻ bằng cách quấn chăn, khoác thêm áo, và nhanh chóng chuyển bé sang vị trí kín, nhiệt độ cao hơn. Thân nhiệt trẻ không tăng cần đến sự can thiệp của các bác sĩ.
  • Khi sốt nhẹ (khoảng 37,5 đến 38 độ C): cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dùng khăn ấm chườm cho trẻ. Nếu nhiệt độ không có dấu hiệu giảm có thể dùng thuốc hạ sốt (sau khi tham khảo ý kiến của dược sĩ, y sĩ).
  • Khi sốt cao (trên 38 đến 39 độ C): dùng thuốc hạ sốt, đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt: Mẹ nên tránh điều gì ?

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt, sai lầm của mẹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con. Vì vậy mẹ cần tuyệt đối tránh những điều sau:

  • Mặc kín, ủ ấm cho trẻ: Ngay cả khi trẻ bị sốt vì cảm lạnh mẹ chỉ nên để con ở vị trí kín gió, cho con mặc quần áo thoáng mát. Việc mặc kín càng làm thân nhiệt bé tăng cao.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh làm các lỗ chân lông se khít lại khiến nhiệt trong cơ thể bé không thoát ra để cân bằng được. Do đó, mẹ chỉ nên chườm nóng cho bé bằng khăn ấm.
  • Kiêng nước: Việc kiêng nước, không tắm rửa, vệ sinh khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu có thể gây nhiễm khuẩn. Tắm lá là một cách để hạ nhiệt cho trẻ đã được kiểm chứng. Tuy nhiên các mẹ cần tham khảo trước để tắm lá một cách hiệu quả mà không gây nguy hiểm.
  • Tùy tiện cho trẻ dùng thuốc hạ sốt: Nhiều mẹ khi con chỉ vừa mới sốt nhẹ đã vội vàng sử dụng thuốc, điều này ảnh hưởng lớn đến các hệ cơ quan của trẻ như dạ dày, gan, ruột do tác dụng không mong muốn của thuốc. Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi được hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Không đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ sốt cao.: Không nên vì suy nghĩ đến bệnh viện làm con sợ, các thủ tục rắc rối mà mẹ tự hạ sốt ở nhà cho con. Trong các trường hợp sốt cao bé rất dễ xảy ra biến chứng.

Mong rằng bài viết cung cấp những thông tin bổ ích cho các mẹ, giúp bé luôn khỏe mẹ luôn vui.