[Chia sẻ] 10 Cách làm giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả nhất

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường ở phụ nữ. Tuy nhiên vào mỗi tháng, khi hiện tượng này xuất hiện thường kèm thêm cơn đau bụng dữ dội. Vậy nguyên nhân của đau bụng kinh là gì? Có những cách nào để làm giảm đau bụng kinh tại nhà? Đây là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ đặt ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc trên.

Đau bụng kinh là gì?

  • Đau bụng kinh là một hiện tượng rất hay gặp ở phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ, biểu hiện bằng việc đau vùng bụng dưới khi xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Tùy theo tình trạng sức khỏe, cơ địa mà mỗi người sẽ có cơn đau khác nhau, có người đau dữ dội, đau quặn bụng, tím tái mặt mũi, có những người thì chỉ đau âm ỉ, nhẹ nhàng hoặc không hề cảm thấy đau đớn gì.
  • Đau bụng kinh thường hay xảy ra nhất tại thời điểm dậy thì và phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây được coi là một hiện tượng hết sức bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu bạn bị đau bụng dữ dội, không phải trong 2 giai đoạn trên thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh phụ khoa nào đó, gây nguy hiểm trầm trọng đến sức khỏe. Bạn cần phải đi khám phụ khoa sớm nhất có thể để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng.

Đau bụng kinh có thể chia thành hai loại là đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát.

  • Đau bụng kinh nguyên phát: còn gọi là đau bụng kinh vô căn, là đau bụng kinh không do nguyên nhân bệnh lý ở vùng chậu.
  • Đau bụng kinh thứ phát: xảy ra kèm theo các bệnh lý ở vùng chậu, cơn đau xuất hiện một đến hai tuần trước chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài hầu hết những ngày có kinh. Một số trường hợp cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, tại các thời điểm khác nhau trong tháng.

Dưới đây là một vài dấu hiệu thường gặp khi xuất hiện cơn đau bụng kinh:

Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là gì?
  • Đau âm ỉ, có thể đau nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, kèm theo đó là mỏi lưng, đau lưng, mỏi chân, đặc biệt bệnh nhân thường rất đau trong 24 giờ đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Máu của kinh nguyệt có thể kèm theo các cục máu đông.
  • Chị em cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể ngất do đau quá.
  • Một số người có thể buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy khi bị đau bụng.
  • Toát mồ hôi, bủn rủn, vật vã tay chân, chóng mặt, nhức đầu.
  • Cơn đau có xu hướng giảm vào những ngày cuối của chu kỳ.

Tuy nhiên nếu cơn đau bụng chất diễn kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần phải đi khám bệnh càng sớm càng tốt, để sớm xác định nguyên nhân.

Đau bụng kinh do đâu?

  • Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau bụng kinh là do rối loạn các nội tiết tố trong cơ thể hoặc cũng có thể là do các bệnh phụ khoa gây ra.
  • Khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng,  bất ổn tâm lý, stress nặng nề, vận động mạnh, ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh,… cũng có thể là một trong những yếu tố dẫn đến đau bụng kinh.
  • Trên lâm sàng, đau bụng kinh được chia làm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là cơn đau rất nhẹ, âm ỉ, không đáng kể, thường xuất hiện trước chu kỳ kinh nguyệt từ một đến hai ngày và dần dần biến mất. Trường hợp thứ hai, bệnh nhân đau dữ dội, quằn quại  khi kinh nguyệt sắp đến và đau đến tận khi hết kinh nguyệt.
  • Đau bụng kinh là hiện tượng rất thường gặp. Tuy nhiên ít người để ý và coi thường, xem nhẹ tình trạng này, tuy nhiên đây vẫn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh phụ khoa nguy hiểm khác như:
  • Đau bụng do tổn thương nội mạc tử cung: đây là trường hợp lớp niêm mạc tử cung bị di chuyển lạc chỗ ra khỏi tử cung đến vị trí khác như buồng trứng, ổ bụng và tăng sinh phát triển tại đây. Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thường có hiện tượng đau bụng dữ dội, căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.
  • Đau bụng kinh có thể là do bị dị tật bẩm sinh hoặc cũng có thể là do tử cung không được như bình thường: đây cũng là một trong nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cung cấp máu của cơ thể, tử cung thiếu oxy, thiếu máu gây ra các cơn đau co thắt, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.
  • Đau bụng kinh dữ dội, bất thường cũng có thể là một trong các dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh khác như u xơ tử cung, u nang tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu…
  • U xơ tử cung: các khối u phát triển, chèn ép thành tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây đau đớn.
  • Đau bụng kinh do viêm nhiễm vùng chậu: một số nguyên nhân gây nên tình trạng viêm, nhiễm khuẩn từ trong tử cung lây lan sang các cơ quan sinh sản lân cận dẫn đến cơn đau bụng.
  • Hẹp cổ tử cung do có dị vật, sẹo hoặc thiếu hụt hóc môn sinh dục Estrogen trong giai đoạn mãn kinh làm cản trở dòng máu kinh nguyệt, gây tăng áp suất bên trong, dẫn đến đau đớn.
Hẹp cổ tử cung do có dị vật, sẹo cũng là một nguyên nhân gây đau bụng kinh
Hẹp cổ tử cung do có dị vật, sẹo cũng là một nguyên nhân gây đau bụng kinh

10 cách giảm đau bụng kinh tại nhà

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để làm giảm hiệu triệu chứng cơn đau bụng kinh khác nhau. Tuy nhiên nhiều chị em có thói quen rất xấu là cứ thấy đau bụng là tìm ngay đến các hiệu thuốc tây trong khi cơn đau chưa quá dữ dội, có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp như sau:

Chườm nóng giúp giảm đau bụng kinh

Chườm nóng lên vị trí vùng thắt lưng cũng như chườm lên vùng bụng dưới có thể làm giảm cơn đau bụng kinh và đau cột sống trong những ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Nhiệt độ cao từ túi chườm sẽ giúp làm giãn cơ trơn tử cung, nới giãn không gian của cột sống, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông bình thường. Ngoài ra ,trước khi đi ngủ, bạn nên tắm vào nước ấm để điều hòa co bóp tử cung, giúp thư giãn, dễ chịu hơn, giấc ngủ sâu hơn,… Theo thống kê cho thấy, nữ giới trong giai đoạn kinh nguyệt khi bị đau bụng kinh thường có thói quen tắm nước ấm trước khi đi ngủ để làm giảm cơn đau bụng và giúp ngủ ngon giấc hơn.

Massage vùng bụng giúp giảm đau bụng kinh

Massage là cách làm giảm đau bụng kinh được thực hiện rất phổ biến. Bạn có thể sử dụng kết hợp xoa bóp cùng với các loại tinh dầu mà có tính nóng, ấm như quế, bạch đàn, khuynh diệp,… kết hợp với các động tác xoa bóp nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, giúp giãn cơ trơn tử cung, giảm mức độ co thắt gây đau  bụng kinh.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng ấn tay một số huyệt vị sau để làm giảm cơn đau nhanh chóng hơn:

  • Huyệt khí hải: huyệt này nằm ở dưới rốn 1,5 tấc.
  • Huyệt tam âm giao: nằm cách chỗ cao nhất của mắt cá chân 3 tấc.
  • Huyệt quan nguyên âm: nằm dưới huyệt khí hải 1,5 tấc.
  • Khi bấm huyệt bạn sử dụng kết hợp ngón tay cái ấn vào từng huyệt vị khoảng nửa phút, dùng lực nhẹ rồi tăng dần mức độ của lực đến khi có cảm giác căng tức thì dừng.

Cải thiện cơn đau bụng kinh bằng trà gừng

  • Uống trà gừng ấm là một mẹo vô cùng đơn giản giúp giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng, được rất nhiều người sử dụng và ưa chuộng. Trong gừng có chứa hoạt chất Cineole có công dụng giúp nới lỏng hệ thần kinh trung ương, ức chế sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau, cải thiện chất lượng giấc ngủ ngủ.
  • Bên cạnh đó, chiết xuất Zingerone ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin, là một chất hóa học gây viêm ở niêm mạc nội tử cung.  Nhờ có nhiều hoạt chất như vậy nên uống trà gừng có thể làm giảm nhanh cơn đau co thắt bụng kinh, làm giảm đau thắt lưng và cảm giác mệt mỏi ở cơ thể.
Cải thiện cơn đau bụng kinh bằng trà gừng
Cải thiện cơn đau bụng kinh bằng trà gừng
  • Ngoài ra trong trà gừng còn có nhiều chất chống oxy hóa và tinh dầu có hương thơm. Đặc biệt uống trà gừng vào những ngày đèn đỏ không chỉ làm giảm cơn đau mà còn cải thiện một số hiện tượng khác như chán ăn, buồn nôn,  khó ngủ…

Sinh hoạt hợp lý

  • Trong giai đoạn kinh nguyệt, bạn nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, giảm bớt khối lượng công việc và dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn. Làm việc quá sức và luôn căng thẳng kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau bụng kinh trở nên dữ dội và nghiêm trọng hơn. Tốt nhất trong giai đoạn này bạn nên cố gắng ngủ trước 11 giờ đêm và đảm bảo ngủ đủ giấc. Giấc ngủ kéo dài ít nhất 7 tiếng, ngủ đủ giấc sẽ giúp cho hoạt động co thắt tử cung được điều hòa bình thường hơn, đồng thời giúp cơ thể có thời gian kịp phục hồi chức năng và làm giảm cơn đau đáng kể.
  • Trong khi đó, do nữ giới thường có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc nên có xu hướng làm cho cơn đau trở nên dữ dội hơn, khiến người uể oải, mất sức sống.

Chế độ ăn uống và tập luyện hỗ trợ giảm đau bụng kinh

Theo thống kê cho thấy mức độ của cơn đau bụng kinh thường có sự khác biệt ở mỗi lần. Ngoài yếu tố cơ địa và sức đề kháng thì các triệu chứng phát sinh trong những ngày hành kinh còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của chị em. Vì vậy, trước thời kỳ kinh nguyệt bạn nên có kế hoạch ăn uống phù hợp, giúp làm giảm cơn đau bụng. Để phòng ngừa đau bụng kinh và làm giảm các cơn đau thắt các chị em nên bổ sung:

  • Rau xanh và trái cây: Đây là nhóm thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C,  Axit Amin giúp tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch và sức chống chịu của cơ thể. Các hoạt chất chống oxy hóa có trong rau xanh và trái cây còn giúp duy trì hoạt động cơ trơn tử cung, cân bằng nồng độ hóc môn sinh dục của nữ giới.
  • Sử dụng các loại thảo dược: trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng một tuần bạn nên tăng cường bổ sung các loại nguyên liệu như gừng, nghệ, thì là, đinh hương, quế,… vào chế độ ăn hàng ngày để làm giảm cơn đau bụng, cải thiện cảm giác mệt mỏi và buồn nôn.
  • Đậu nành và các loại hạt: trong đậu nành có chứa Isoflavone- là một loại chất có cấu trúc tương tự như hóc môn Estrogen ở nữ. Vì vậy mà khi bổ sung đậu nành trước chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp cân bằng lượng hoóc môn này trong cơ thể nữ giới, thông qua đó điều hòa lượng Progesterone trong cơ thể, giảm hoạt động co thắt của tử cung, cải thiện cơn đau hiệu quả. Ngoài ra có thể bổ sung các loại hạt khác thay cho đậu nành như đậu xanh, đậu đen, hạnh nhân,…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 không chỉ tốt cho tim mạch, xương khớp mà còn giúp hỗ trợ nhiều hoạt động lưu thông máu và bài tiết máu kinh nguyệt ở phụ nữ. Khi bổ sung nhiều thực phẩm như cá hồi, cá thu, bơ, dầu oliu,… chứa nhiều Omega 3 giúp bạn ức chế tổng hợp Prostaglandin, làm giảm viêm niêm mạc tử cung, cải thiện cơn đau đáng kể.
  • Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm sau: không uống rượu bia, nước ngọt có ga, cà phê, chất kích thích, không ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ có nhiều dầu mỡ, không ăn các loại có chứa nhiều đường như bánh kẹo, sôcôla,  không uống và ăn nhiều đồ cay nóng hoặc quá lạnh như kem, nước đá,…
  • Sau khi áp dụng chế độ ăn uống khoa học, bạn sẽ cảm nhận thấy được cơn đau bụng kinh giảm rõ rệt, tình trạng mệt mỏi trên cơ thể cũng được thuyên giảm. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, còn phải kết hợp với thói quen luyện tập phù hợp, thường xuyên tập thể dục thể thao để điều hòa co bóp tử cung, điều hòa kinh nguyệt.

Uống sữa nghệ giúp giảm đau bụng kinh dữ dội

Uống sữa nghệ giúp giảm đau bụng kinh dữ dội
Uống sữa nghệ giúp giảm đau bụng kinh dữ dội

Sữa nghệ có thể làm giảm tình trạng cục máu đông hoặc tình trạng máu vón thành cục, xuất ra ồ ạt. Trong nghệ có chứa và chất Cucurmin giúp điều hòa hoạt động của tử cung, ức chế viêm và làm giảm căng thẳng, stress,…  Để sữa nghệ có thể phát huy công dụng cao nhất, bạn nên uống khi sữa còn ấm để làm tăng tác dụng giảm đau, đồng thời đem lại cảm giác dễ chịu và thoải mái.

Mẹo dùng lá ngải cứu để giảm đau bụng kinh

Ngải cứu vốn là một nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong dân gian để điều hòa kinh nguyệt. Thông thường người ta thường sử dụng kết hợp trứng gà với ngải cứu để làm một món ăn bổ dưỡng, giúp chữa đau bụng kinh khi các chị em đến ngày đèn đỏ.  Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản: chỉ cần đem luộc chín trứng gà, bóc sạch vỏ, cho ngải cứu đã rửa sạch vào trong nồi nước đun sôi cùng với trứng, cho thêm gia vị, đến khi chín gần hết nước là đem ra thưởng thức.

Làm dịu cơn đau bụng kinh bằng cách ngồi thiền

Ngồi thiền sẽ giúp giảm đau bụng kinh rất nhanh chóng bởi nó sẽ giúp cho bạn thoát suy nghĩ đau. Có nhiều chuyên gia đánh giá rất cao vì công dụng của phương pháp này trong việc điều trị đau bệnh bụng kinh. Chúng không chỉ tác dụng lên tinh thần và còn giúp cân bằng hóc môn, làm giảm đi những triệu chứng gây đau nhức.

Dùng miếng dán giảm đau bụng kinh

Ngoài biện pháp chườm ấm thì sử dụng miếng dán để giữ ấm cho bụng cũng có thể làm giảm cơn đau bụng kinh. Bạn sử dụng miếng dán trực tiếp vào vùng bụng dưới, sau khoảng vài phút chúng sẽ tỏa nhiệt, giúp giãn thành tử cung, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện cơn đau. Ngoài ra miếng dán này còn giúp giảm đau nhức vùng lưng và xương chậu trong những ngày kinh nguyệt.

Sử dụng các thuốc giảm đau bụng kinh

  • Khi gặp phải cơn đau bụng kinh quá nặng nề, bạn thường phải sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Hiện nay có nhiều loại thuốc giảm đau sử dụng để cắt cơn đau bụng kinh như Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen…
  • Tuy nhiên đối với những trường hợp đau quặn bụng, bạn nên đến tìm bác sĩ xác định nguyên nhân chính xác, tránh gây  ra những hậu quả không mong muốn, để cho những nguyên nhân thực sự tồn tại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Mặc dù các loại thuốc giảm đau bụng kinh hầu như không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, tuy nhiên khi quá lạm dụng chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng.
Sử dụng các thuốc làm giảm đau bụng kinh
Sử dụng các thuốc làm giảm đau bụng kinh

Lưu ý khi sử dụng các cách giảm đau bụng kinh tại nhà

Nhìn chung đối với các cơn đau bụng kinh không quá dữ dội, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, theo chu kỳ thì bạn có thể áp dụng các biện pháp làm giảm cơn đau bụng tại nhà nhà. Ngoài các biện pháp trên, các bạn có thể sử dụng vỏ cam, vỏ quýt, sữa chua hoặc sữa tươi để làm giảm đau bụng kinh, thường xuyên tập thể dục thể thao, đặc biệt trong thời gian này bạn cần phải biết lắng nghe cơ thể của mình.  Tất cả chúng ta đều khác nhau và những thứ phù hợp với người này chưa chắc đã phù hợp với người khác. Vì vậy, nếu bạn không muốn ăn lá ngải, không muốn tập luyện thì không nhất thiết phải làm vậy. Nếu bạn cảm thấy cần phải nghỉ ngơi thì hãy hoan mọi hoạt động lại và dành cho cơ thể một ngày để thư giãn, xả stress.

Cùng với đó, đừng quên bổ sung nhiều thực phẩm chứa Vitamin E và khoáng chất, vệ sinh vùng kín sạch sẽ,  tránh làm nặng mùi, tránh các vi khuẩn xâm hại.

Hi vọng thông qua bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về phương pháp làm giảm đau bụng kinh tại nhà vô cùng hiệu quả, từ đó có thể duy trì sức khỏe và làm giảm các cơn đau gây trở ngại đến cuộc sống hàng ngày.