Viêm lưỡi bản đồ là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa hiệu quả

Viêm lưỡi bản đồ là gì ?

  • Bệnh viêm lưỡi bản đồ thường xuất hiện ở 2% dân số, không phân biệt tuổi tác, giới tính, chủng tộc. Lưỡi bản đồ có thể gặp từ thời thơ ấu, tuy nhiên khi trưởng thành cũng không chắc chắn là không còn bị lại nữa. Lưng lưỡi bình thường sẽ có các nhú lưỡi nhỏ li ti màu trắng hồng hơi nhô lên khỏi bề mặt lưỡi. Các nhú lưỡi có vai trò quan trọng trong vị giác của con người. Viêm lưỡi bản đồ là bệnh khá đặc trưng và dễ thấy bởi triệu chứng của bệnh khá điển hình với khoảng màu đỏ sậm hơn bình thường, bao quanh bởi những viền đỏ hơn nhô lên. Đây là tình trạng viêm bình thường tại lưỡi, nguyên nhân chủ yếu là do 1 khoảng lưỡi bị mất nhú lưỡi bình thường, trở nên đỏ sậm hơn, nhăn nheo và nhẵn. Bệnh có thể khởi phát với 1 khoảng đỏ giữa lưỡi ban đầu, sau đó khoảng đỏ đó có thể khỏi hoặc lan sang 1 vùng khác của lưỡi.
  • Tuy tạo ra những hình thù khác lạ trên lưng lưỡi nhưng viêm lưỡi bản đồ lại là 1 thể bệnh lành tính, không liên quan đến các yếu tố như khối ung hay nhiễm trùng. Mặc dù vậy, viêm lưỡi bản đồ cũng tạo ra cho người bệnh những cảm giác khó chịu, rát, tăng nhạy cảm khi lưỡi tiếp xúc với bất kì vật gì, đặc biệt là thức ăn, nước ngọt, đồ lạnh,… Do vậy viêm lưỡi bản đồ thường tạo ra cho người bệnh cảm giác chán ăn, thậm chí là sợ ăn.

Hình ảnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Hình ảnh trẻ em bị viêm lưỡi bản đồ
Hình ảnh trẻ em bị viêm lưỡi bản đồ

Nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ

Nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ hiện nay chưa được xác định một cách rõ ràng. Nhưng tỉ lệ mắc bệnh viêm lưỡi bản đồ có xu hướng nhiều hơn ở những người có đặc điểm sau:

  • Những người có bệnh vẩy nến, tiểu đường hay thiếu máu, căng thẳng tâm lí.
  • Những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm như hen phế quản, eczema, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.
  • Bệnh cũng có thể do 1 số loại thực phẩm gây nên như phô mát
  • Yếu tố di truyền: bệnh có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn trong gia đình. Với những gia đình không ai từng có bệnh lưỡi bản đồ thì thế hệ sau cũng hầu như không biểu hiện bệnh này.
  • Rối loạn nội tiết tố: thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt trong thời kì dậy thì hoặc thời kì tiền mãn kinh.

Yếu tố nguy cơ mắc viêm lưỡi bản đồ

  • Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình đã có người từng bị viêm lưỡi bản đồ thì những thành viên còn lại cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Tình trạng nứt lưỡi: nếu bạn có tình trạng nứt lưỡi thì có thể sẽ tiến triển thành viêm lưỡi bản đồ.

Triệu chứng bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

  • Viêm lưỡi bản đồ sẽ khởi phát bằng việc xuất hiện những “vết thương” khác lạ trên lưỡi kiểu mảng nhẵn, đỏ đậm hơn vùng lưng lưỡi xung quanh. Những vết này không rõ hình dạng cụ thể, kích thước và số lượng cũng rất khác nhau. Hơn nữa những khu vực tổn thương này cũng thường xuyên thay đổi theo thời gian về vị trí, hình dạng, kích thước.
  • Đi kèm với biểu hiện về hình ảnh thì viêm lưỡi bản đồ cũng để lại cho người bệnh những cảm giác đau, nóng rát ở khu vực lưỡi bị tổn thương. Cảm giác đau rát càng tăng lên khi tổn thương tiếp xúc trực tiếp với đồ chua, cay, mặn hoặc quá ngọt. Tuy nhiên 1 số người có viêm lưỡi bản đồ có thể không đi kèm dấu hiệu đau rát, khó chịu ở lưỡi.
  • Thời gian khỏi bệnh hiện nay chưa rõ và cũng không tương tự ở những người bệnh khác nhau. Một số người bệnh có thể kéo dài trong nhiều ngày, một số lại kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Bệnh có thể tự khỏi nhưng có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào sau đó.

Chuẩn đoán bệnh viêm lưỡi bản đồ

Lâm sàng

Bệnh viêm lưỡi bản đồ chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán:

  • Trên mặt lưỡi bỗng nhiên xuất hiện những mảng nhẵn bất thường, có viền trắng bao quanh. Những mảng này có thể nằm ở giữa mặt lưỡi hoặc ở 2 bên rìa lưỡi.
  • Những tổn thương này không cố định mà thường xuyên thay đổi về hình dáng, kích thước và vị trí theo thời gian.
  • Đôi khi tổn thương có kèm theo những rãnh sâu ở lưng lưỡi hay còn gọi là hiện tượng nứt lưỡi.
  • Viêm lưỡi bản đồ thường tồn tại kéo dài nhiều tháng đến vài năm. Triệu chứng bệnh thường tự biến mất nhưng có thể quay lại sau 1 khoảng thời gian.
  • Các triệu chứng đau rát, khó chịu ở lưỡi thường tăng lên khi bạn ăn những loại gia vị mạnh như chua, cay, mặn, ngọt. Tuy nhiên với những đồ ăn thông thường lại không ảnh hưởng nhiều đến vị giác, do đó người bệnh có thể ăn uống bình thường trong quá trình viêm lưỡi bản đồ
Triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh viêm lưỡi bản đồ
Triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh viêm lưỡi bản đồ
  • Khi nhìn lưỡi, bạn sẽ thấy những tổn thương có ranh giới rõ ràng với viền màu trắng, màu ở giữa thường đỏ hơn bởi đây là màu của niêm mạc lưỡi. Những viền trắng này rất di chuyển, thay đổi hình dạng và vị trí liên tục, khiến các tổn thương giống như hình chiếc bản đồ.

Cận lâm sàng

Chẩn đoán cận lâm sàng rất ít khi được sử dụng để chẩn đoán viêm lưỡi bản đồ bởi vì cac dấu hiệu lâm sàng đã cho phép phát hiện rõ ràng bệnh này. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường dùng để phân biệt viêm lưỡi bản đồ với các thể bệnh khác. Phổ biến là soi nấm để loại trừ tình trạng viêm do nhiễm nấm Candida.

Viêm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không ?

Bản chất của bệnh viêm lưỡi bản đồ là mất các nhú lưỡi trên bề mặt lưỡi, để trống 1 phần niêm mạc lưỡi, khiến cho lưỡi mất yếu tố bảo vệ khi phải tiếp xúc với thức ăn có vị mạnh. Phần lớn trường hợp viêm lưỡi bản đồ không do nhiễm trùng sẽ không gây ra cảm giác khó chịu, đau rát ở lưỡi, người bệnh có thể ăn uống bình thường, Nếu có nhiễm trùng sẽ gây ra đau rát, chán ăn và biếng ăn ở trẻ. Viêm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính, ít ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, nó cũng không gây ra những biến chứng nguy hiểm, không có mối liên quan với khối u.

Viêm lưỡi bản đồ có lây không ?

Lây lan thường liên quan đến các vật thể có sự sống như virus, vi khuẩn, nấm,… Nhưng viêm lưỡi bản đồ lại không do các yếu tố này gây ra. Vì vậy đây là 1 bệnh không lây.

Viêm lưỡi bản đồ có trị dứt điểm được không?

Đây là căn bệnh lành tính nhưng không có thuốc trị khỏi được. Bệnh cũng không có biện pháp điều trị dứt điểm và có thế tái phát thường xuyên. Cách tốt nhất là nên ăn bổ sung nhiều vitamin, chất xơ và chất khoáng sẽ giúp mau khỏi bệnh hơn.

Cách điều trị bệnh viêm lưỡi bản đồ cho bé

  • Viêm lưỡi bản đồ không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Chỉ điều trị bệnh nếu như viêm lưỡi bản đồ kèm theo đau rát, khó chịu, khó ăn, chán ăn, bỏ ăn bằng các biện pháp không đặc hiệu như lựa chọn những loại thức ăn mềm, vị trung bình, không quá mạnh để hạn chế kích ứng cho lưỡi. Đồng thời thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, đặc biệt là sau ăn nên được đề cao vì chính thói quen này sẽ giảm thiểu được nguy cơ nhiễm trùng trong viêm lưỡi bản đồ.
  • Trong trường hợp bạn có viêm lưỡi bản đồ kèm theo nhiễm trùng, có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh như: ngậm/súc miệng bằng nước muối sinh lí để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Khi ăn, nên hạn chế ăn đồ cay nóng, chua, quá mặn hay quá ngọt vì những điều này sẽ làm tổn thương mặt lưỡi nghiêm trọng. Có thể dùng thêm 1 số loại thuốc giảm đau tại chỗ nếu bạn cảm thấy đau khi ăn uống. Sử dụng thuốc chống viêm giảm đau dạng bôi tại chỗ. Bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết thông qua đồ ăn, nước ép trái cây, loại quả mềm,… Ngoài ra bạn nên đến nha khoa để lấy cao răng 6 tháng/lần.

Một số bài thuốc dân gian điều trị viêm lưỡi bản đồ

Trị viêm lưỡi bản đồ bằng rau ngót

Trị viêm lưỡi bản đồ bằng rau ngót
Trị viêm lưỡi bản đồ bằng rau ngót

Rau ngót chắc hẳn là cái tên rất quen thuộc với nhiều người Việt. Rau ngót được các gia đình sử dụng là 1 loại rau ăn hàng ngày, rau ngót còn là lựa chọn cho những đối tượng nhạy cảm như bà mẹ sau sinh, trẻ em bởi tính lành của chúng.         Không chỉ thế, rau ngót còn chứa nhiều loại chất xơ, chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung lượng lớn chất cần thiết cho cơ thể. Theo y học cổ truyền, rau ngót có vị ngọt và tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, kích thích sự tái tạo và hoàn thiện tế bào, do đó làm hồi phục các nhú lưỡi đã bị mất. Do đó rau ngót được coi là loại rau hỗ trợ chữa bệnh viêm lưỡi bản đồ. Sử dụng rau ngót đúng cách cũng giúp cho bệnh mau khỏi hơn. Đầu tiên bạn cần có 1 nắm rau ngót, sau đó đem đi rửa sạch rồi giã dập. Sau khi giã, lá rau ngót sẽ tiết ra 1 ít nước. Thu hết nước rau ngót tươi vào trong 1 cốc, lấy gạc thấm phần nước cốt rau ngót trong cốc rồi quét nhẹ lưỡi, tuyệt đối không cọ xát làm tổn thương lưỡi nặng hơn. Mỗi ngày thực hiện đánh lưỡi bằng rau ngót khoảng 2 – 3 lần. Nếu kiên trì làm hàng ngày thì tổn thương sẽ nhanh lành lại.

Sử dụng cà tím điều trị viêm lưỡi bản đồ

  • Cà tím là lựa chọn của nhiều người trong điều trị các bệnh về niêm mạc miệng như nấm lưỡi, nhiệt miệng và viêm lưỡi bản đồ. Theo y học cổ truyền, cà tím có tính hàn, giúp thanh can, trừ hỏa, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc. Nhờ có được những tính chất này mà cà tím được rất nhiều người ưa chuộng trong trị các bệnh về nhiệt, đặc biệt là tại miệng. Cà tím giúp làm giảm cảm giác đau rát và khó chịu tại lưỡi, kích thích hồi phục tổn thương ở mặt lưỡi.
  • Để sử dụng Cà tím hiệu quả, bạn nên chuẩn bị sẵn khoảng 200g cà tím, thái mỏng và đun với khoảng 300 ml nước. Khi đã sôi, bạn nên tiếp tục đun cho đến khi lượng nước còn khoảng 1/3 ban đầu. Sau đó tắt bếp, ngâm khoảng  phút rồi uống, lưu ý bạn nên để nước có nhiệt độ đủ ấm để tránh bỏng lưỡi. Mỗi ngày nên uống 2 lần, uống liên tục trong 5 ngày. Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ chưa thể tự uống được, bạn có thể làm theo cách tương tự nhưng lượng nước cô đặc hơn, sau đó thêm ít mật ong vừa tạo vị ngọt dịu, vừa sát trùng. Rồi bạn dùng gạc thấm phần nước và quét nhẹ lên lưỡi trẻ, tránh làm trẻ bị đau.

Trị viêm lưỡi bản đồ bằng lá nhọ nhồi và mật ong

Lá nhọ nồi là 1 loại thảo dược được dùng rất nhiều trong Đông y. Bởi lá nhọ nồi có tính mát và xe, giúp cầm máu hiệu quả, làm dịu vết thương và sát khuẩn nhẹ. Kết hợp cùng với mật ong sẽ giúp cho nhú lưỡi bị tổn thương nhanh chóng hồi phục. Để phối hợp 2 vị thuốc này, bạn cần có vài lá nhọ nồi tươi, rửa sạch, giã lấy nước, thêm 1 ml mật ong, khuấy đều. Sau đó dùng miếng rơ lưỡi thấm ít nước rồi quét đều lên vùng lưỡi bị tổn thương. Mỗi ngày làm 2 – 3 lần.

Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ?

Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ?
Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ?

Đây là bệnh lành tính, ít ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày, ít gây ra hậu quả xấu. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp tổn thương bị bội nhiễm khiến cho trẻ thường xuyên khó chịu, cáu gắt, chán ăn, bỏ ăn thì lúc này bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để các triệu chứng có thể dịu nhẹ và trẻ có thể tiếp tục ăn uống bình thường.

Phòng ngừa viêm lưỡi bản đồ cho bé

Hiện nay nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ được xác định là do yếu tố cơ địa như đã từng bị vảy nến, yếu tố di truyền. Do đó viêm lưỡi bản đồ thường không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thì tốt nhất bạn nên ăn uống đủ chất, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất, hạn chế ăn các loại gia vị mạnh để tránh làm tổn thương lưỡi. Bổ sung lượng nước theo khuyến cáo mỗi ngày, với người lớn thì nên uống khoảng 1 – 2 lít mỗi ngày, trẻ em nên cho uống nước theo nhu cầu của trẻ.