Bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân? Triệu chứng và phòng ngừa

Trầm cảm là một bệnh đã không còn xa lạ với tất cả mọi người do số người mắc bệnh trầm cảm ngày một tăng cao khi cuộc sống ngày càng có nhiều áp lực. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những dấu hiệu cũng như những tác hại nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra. Dẫn tới nhiều người thờ ơ với chính sức khỏe của mình và những người thân xung quanh mình. Vì vậy, qua bài viết này chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết và chính xác về bệnh trầm cảm.

Hình ảnh minh họa: Bệnh nhân bị trầm cảm
Hình ảnh minh họa: Bệnh nhân bị trầm cảm

Trầm cảm là bệnh gì?

Bệnh trầm cảm là bệnh do các rối loạn về hệ thần kinh gây nên những rối loạn cảm xúc với nhiều biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người có bệnh trầm cảm sẽ ngại giao tiếp, giảm những hứng thú với cuộc sống, thường buồn bã, hay có những suy nghĩ tiêu cực thậm chí có biểu hiện thành hành vi tiêu cực. Dần dần, họ tách biệt với thế giới xung quanh gây ra những khó khăn trong cuộc sống của họ.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Trầm cảm là một bệnh mà hiện nay nhiều người mắc phải, tuy nhiên nó lại là một bệnh nguy hiểm do những lý do sau:

Thứ nhất, bệnh trầm cảm là một bệnh về hệ thần kinh nên nó chi phối nhiều suy nghĩ và hành vi của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh lại tiến triển một cách thầm lặng, trong một thời gian dài với những triệu chứng không điển hình nên khó có thể nhận biết và phát hiện, thường bị nhầm lẫn với các biểu hiện tâm trạng khác. Do vậy, bản thân người bệnh và người nhà thường không để ý và bỏ qua nó dẫn tới việc không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. như vậy, việc điều trị khi bệnh đã trở nặng sẽ khó khăn hơn nhiều.

Thứ hai, bệnh trầm cảm có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và sức khỏe của người bệnh.

Khi bị trầm cảm, người bệnh có cảm giác buồn bã, chán nản, giảm hứng thú với mọi thứ trong cuộc sống. Người bệnh cảm thấy stress và không muốn giao tiếp với xã hội. Những cảm xúc đó sẽ chi phối cơ thể tiết ra các loại hormon không tốt cho cơ thể, tạo ra cảm giác chán ăn, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Ngoài ra, nó còn làm cơ thể giảm sức đề kháng nên người bệnh dễ mắc các bệnh khác nhau khi có vi sinh vật gây bệnh xâm nhập như cảm lạnh, cúm. Người bệnh trầm cảm còn thường đau đầu, mất ngủ, mất tập trung vào học tập cũng như công việc, giảm ham muốn tình dục ở người lớn.

Khi bị trầm cảm, người bệnh có cảm giác buồn bã, chán nản, giảm hứng thú với mọi thứ trong cuộc sống
Khi bị trầm cảm, người bệnh có cảm giác buồn bã, chán nản, giảm hứng thú với mọi thứ trong cuộc sống

Người bệnh trầm cảm thường chỉ muốn ở một mình, cách biệt thậm chí là sợ tiếp xúc với những người xung quanh. Họ thu mình ở những nơi tối tăm sợ tiếp xúc với ánh sáng. từ đó làm tan vỡ các mối quan hệ với mọi người xung quanh và họ ngày càng cô đơn và bị cô lập. Điều này càng làm những rối loạn tâm thần lại càng nặng nề hơn, các tổn thương về tâm lí lại càng nhiều hơn.

Thứ ba, trầm cảm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, bệnh tiểu đường, alzheimer, ung thư.

Thứ Tư, khi bệnh ở giai đoạn nặng, các suy nghĩ tiêu cực sẽ dần dần biểu hiện thành những hành vi tiêu cực, thâm chí người bệnh có thể gây hại cho bản thân hay gây hại cho những người xung quanh, không kiểm được hành vi của mình. Họ có nguy cơ cao tìm đến những chất kích thích để giảm thiểu nỗi đau, nỗi buồn của mình như rượu, bia, thuốc lá, thậm chí là ma túy. Do các chất kích thích này làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong một thời gian ngắn, làm họ cảm thấy tập trung tinh thần hơn. Người bệnh có suy nghĩ muốn tự tử để giải thoát cho tất cả, họ có các hành vi tự làm tổn thương mình như tự cứa dao vào tay, tự tử. Người trầm cảm có nguy cơ trở thành những kẻ giết người, họ có thể giết cả người thân của mình mà không nhận thức được hành vi của mình.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Trong cuộc sống ngày càng đầy đủ, được cung cấp nhiều dịch vụ hơn nhưng với nhịp sống ngày càng nhanh, con người ngày càng trở nên bận rộn và ít có thời gian chăm sóc bản thân,… làm số người bị bệnh trầm cảm lại gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm cảm như sau:

Do những chấn động về tâm lý

Trong cuộc sống đang diễn ra bình thường và họ gặp phải một việc nghiêm trọng làm chấn động mạnh tới tâm lý, từ đó gây ra các ám ảnh tâm lý như mất những người thân yêu, bị cưỡng hiếp, lợi dụng tình dục, thất tình, thất nghiệp,… Từ đó, họ cảm thấy mặc cảm, muốn tách ra khỏi mọi người xung quanh, ngại tiếp xúc với mọi thứ và dần dần dẫn tới bệnh trầm cảm.

Do các yếu tố di truyền

Có lẽ thật bất ngờ khi nghe nói bệnh trầm cảm có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái. Tuy nhiên, yếu tố di truyền cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sử hình thành bệnh trầm cảm. Khoa học đã chứng minh rằng những người có một số gen sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn người bình thường. Nếu bố mẹ hay người thân trong gia đình bị trầm cảm thì khả năng con bị trầm cảm cao gấp ba lần so với bình thường. điều đó có thể do gen hoặc khi bố mẹ bị trầm cảm, những hành động của bố mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con cái làm chúng làm theo, dần dần dẫn tới trầm cảm. Ngoài ra, những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng có nguy cơ mắc cao.

Do căng thẳng kéo dài

Với guồng quay nhanh đến chóng mặt của công việc, áp lực kiếm tiền, áp lực từ công việc khiến con người thường cảm thấy mệt mỏi và stress. Stress, căng thẳng lâu ngày làm tăng cảm giác khó chịu, sợ hãi, lo âu,… làm cho bản thân mỗi người cảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống tinh thần. Tinh thần không được chăm sóc sẽ dẫn tới những rối loạn.

Sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần

Thuốc ngủ, thuốc an thần có tác dụng ức chế trực tiếp thần kinh trung ương làm giảm cảm xúc của con người, giảm căng thẳng và giảm mất ngủ. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong đó việc hệ thần kinh bị ức chế thường xuyên, lâu ngày sẽ dần dẫn tới mất cảm giác thật, bộ não nhờn với thuốc, không những không chữa được bệnh mà sự mất ngủ, rối loạn lại ngày càng tăng.

Sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
Sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Do sử dụng các chất kích thích, ma túy

Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay ma túy là một trong những nguyên nhân dẫn tới trầm cảm. Do các chất này tác dụng lên cơ thể và hệ thần kinh, ban đầu nó làm cho người sử dụng cảm giác thoải mái, hưng phấn. Tuy nhiên sử dụng nhiều sẽ bị nghiện, không có sẽ cảm thấy rất khó chịu, bực bội, thậm chí có thể làm mọi thứ để có ma túy sử dụng. Các chất này không chỉ chứa nhiều chất độc với cơ thể mà sử dụng nhiều làm não bộ bị ức chế, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, suy kiệt, trí nhớ suy giảm, dễ cáu gắt, kích động và thường xuyên mất ngủ. Con người dần tách biệt khỏi với xã hội. Dần dần dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm.

Do bị mất ngủ lâu ngày

Mất ngủ lâu ngày dẫn tới cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, stress. Khi mất ngủ, người bệnh hay nghĩ tới những điều tiêu cực. Lâu ngày, sẽ dẫn tới bệnh trầm cảm.

Do những tổn thương về não bộ

Khi có những tổn thương về bộ não sẽ dẫn tới những sự thay đổi về tính cách cũng như suy nghĩ hành động. Những người có tổn thương não thường trở nên nóng nảy, cáu gắt, hành động mất kiểm soát, trí nhớ suy giảm. Theo các nghiên cứu khoa học những người có chấn thương não bộ có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao gấp 4 lần bình thường.

Ngoài ra, có những người bị trầm cảm không rõ nguyên nhân.

Đối tượng nguy cơ của bệnh trầm cảm

Đối tượng có thể mắc bệnh trầm cảm rất đa dạng, từ trẻ nhỏ cho đến người già, làm việc trong các ngành nghề khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, có thể nói rằng tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm bao gồm:

Trẻ em có mang gen trầm cảm sẽ mắc bệnh trầm cảm từ sớm.

Học sinh áp lực học tập lớn.

Hiện nay, việc học sinh bị bắt học quá nhiều, nhiều bố mẹ bắt con học ngày học đêm, mong con có thành tích tốt đã vô tình đặt nặng lên vai những đứa trẻ này những áp lực vô cùng lớn. Điều này khiến cho trẻ không được tự do phát triển, làm mất đi mong muốn học của trẻ nhỏ, làm cho chúng nảy lên những suy nghĩ không muốn học, không muốn nghe lời bố mẹ. Làm trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, căng thẳng, hầu như trẻ luôn trong trạng thái buồn, ít nói chuyện, ngại tiếp xúc nhiều người. Với trẻ ở tuổi dậy thì các cảm xúc đó càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, do đây là giai đoạn hình thành nên tính cách trẻ, đồng thời là lứa tuổi nổi loạn nên thường có xu hướng không nghe lời bố mẹ, thậm chí tìm tới các loại chất kích thích để giải tỏa hay phải sử dụng các loại thuốc an thần, gây ngủ khác. Vì vậy có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm.

Phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ bị trầm cảm.

Đa số phụ nữ sau sinh cơ thể suy yếu, mệt mỏi, thường hay cáu gắt, nổi nóng, hay lo lắng suy nghĩ nhiều. Do sau sinh, các hormon trong cơ thể có sự thay đổi đột ngột đặc biệt là hormon estrogen và progesteron dẫn tới các rối loạn về nội tiết tố là những thay đổi trong tâm lý. Ngoài ra, việc phải thích nghi với vai trò làm mẹ là một áp lực lớn, cùng với nhiều suy nghĩ lo lắng cho việc chăm sóc con, thường mất ngủ do con quấy khóc. Đó là những yếu tố dẫn tới bệnh trầm cảm.

Phụ nữ tuổi mãn kinh

Phụ nữ tuổi mãn kinh thường có sự giảm các hormon giới tính như estrogen, vì vậy dẫn tới sự thiếu hụt và rối loạn về nội tiết tố. Điều này làm cho người phụ nữ lo lắng nhiều điều, đặc biệt là trong đời sống tình cảm vợ chồng, phụ nữ ở tuổi này dễ cáu gắt, suy nghĩ nhiều và thường mất ngủ, khó vào giấc, ngủ không sâu. Vì vậy phụ nữ tuổi mãn kinh có nguy cơ bị trầm cảm cao.

Phụ nữ tuổi mãn kinh có nguy cơ cao bị trầm cảm
Phụ nữ tuổi mãn kinh có nguy cơ cao bị trầm cảm

Nữ giới có nguy cơ mắc trầm cao cao hơn nam giới gấp khoảng 3 lần.

Người cao tuổi

Người cao tuổi có sức khỏe suy giảm nhiều, không còn khỏe mạnh như xưa, không có công việc để làm, lương hưu thấp, nhiều người có suy nghĩ là gánh nặng cho con cái hay cảm thấy cô độc do không được sự quan tâm từ gia đình, con cái. Đồng thời, người già thường hay mất ngủ, trí nhớ suy giảm và có thể có nhiều bệnh làm họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.

Vì vậy, người cao tuổi là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị trầm cảm.

Triệu chứng của bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm có nhiều giai đoạn, tuy nhiên các triệu chứng thường chỉ được biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn muộn, còn ở giai đoạn đầu thường là những thay đổi nhỏ, khó phát hiện thấy.

Tuy nhiên, khi có các biểu hiện sau đây, bạn có thể đã bị trầm cảm như:

  • Tâm trạng luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, buồn bực, khó chịu.
  • Mất ngủ, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, chỉ ngủ trong thời gian ngắn hoặc ngủ quá nhiều.
  • Luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn, căng thẳng.
  • Ăn không ngon, sụt cân, ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều.
  • Giảm trí nhớ, giảm tập trung trong học tập và công việc.
  • Mất hứng thú với mọi việc hoặc những việc trước đây thích.
  • Cơ thể luôn thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, phản ứng chậm với tác động từ ngoài vào.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Có suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy mình vô dụng, muốn tự tử.
  • Có các biểu hiện như đau đầu, đau bụng, tức ngực.

Biến chứng thường gặp của bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh:

  • Thứ nhất, trầm cảm dẫn tới những rối loạn cảm xúc, làm giảm khả năng tập trung vào công việc, thường lúc nhớ lúc quên, trí nhớ suy giảm, não bộ bị ức chế lâu dần sẽ dễ mắc bệnh alzheimer.
  • Thứ hai, người bị bệnh trầm cảm sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch. Khi bị trầm cảm, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi khó chịu, tiết ra các chất có hại cho cơ thể, đồng thời lo âu, sợ hãi sẽ làm cho cơ thiếu oxy và bị đau, đặc biệt là cơ tim. Nên người bệnh trầm cảm thường có biểu hiện đau ngực. Khoa học đã chứng minh người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột tử cao hơn người bình thường.
  • Thứ ba, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh trầm cảm thường ít vận động, hay ngồi hoặc nằm im trong thời gian dài, không thích tiếp xúc với ánh sáng nên nguy cơ béo phì tăng. Cùng với đó, người mắc bệnh trầm cảm thường thức khuya, ngủ muộn, khó ngủ, ngủ không sâu; chế độ ăn uống thất thường có người ăn quá nhiều sẽ làm mỡ tích tụ. Người mắc trầm cảm cũng hay ăn những đồ có vị ngọt, thức ăn không phong phú đủ chất,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Căng thẳng, lo âu làm tiết ra các chất có hại với cơ thể đồng thời kích thích hệ tự miễn gây ra các rối loạn khác trong cơ thể.
  • Thứ tư, người mắc bệnh trầm cảm dễ có nguy cơ bị ung thư và làm cho ung thư tiến  triển nhanh hơn. Do những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, lo lắng, sợ hãi,… làm rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể, rối loạn hoạt động của các tế bào, miễn dịch cơ thể bị suy giảm. Các tế bào bị mất kiểm soát tăng sinh thành khối u cùng với hệ miễn dịch suy giảm không ngăn cản được sự phát triển của khối u.
  • Thứ năm, giảm ham muốn tình dục. Do người bị trầm cảm thường lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, họ giảm hứng thú với mọi thứ, trong đó có ham muốn tình dục. Cơ thể của người bệnh giảm tiết các hormon sinh dục như estrogen hay testosterone làm giảm ham muốn. Ở nam dẫn tới các rối loạn về cơ quan sinh dục như không xuất tinh được, rối loạn cương dương,…
Bệnh trầm cảm thường gây ra tình trạng giảm ham muốn tình dục
Bệnh trầm cảm thường gây ra tình trạng giảm ham muốn tình dục

nữ giới thường bị khô âm đạo dẫn tới cảm giác đau rát mỗi lần quan hệ nên dần mất ham muốn tình dục.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm

Chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay người ta vẫn chưa tìm ra phương pháp đặc hiệu tuy nhiên có thể dựa vào những kết quả như:

Chẩn đoán lâm sàng dựa vào những dấu hiệu do người bệnh kể và bác sĩ thăm khám. Người trầm cảm có các dấu hiệu như đã viết ở trên. Bác sĩ dùng các biện pháp tâm lý để bộc lộ những dấu hiệu qua quan sát hành động cử chỉ, cách nói chuyện, qua tranh vẽ,…

Kết hợp với đó là tiến hành các chẩn đoán cận lâm sàng như:

  • Kiểm tra các chỉ số của cơ thể có đang bình thường hay không như cân nặng, chiều cao, nhịp tim, huyết áp,…
  • Xét nghiệm nồng độ hormone serotonin. Bệnh phẩm là máu hoặc dịch não tủy. Ở những người trầm cảm, nồng độ hormon này giảm rõ rệt.
  • Làm điện não đồ: Người bị trầm cảm cho kết quả sóng alpha giảm về biên độ và tần số, sóng beta tăng.
  • MRI sọ não : Bệnh nhân trầm cảm thường bị teo nhỏ một số vùng của não bộ, hay gặp nhất là teo vùng nhân đuôi.
  • Bệnh trầm cảm có nhiều mức độ bệnh khác nhau: nhẹ, vừa và nặng. Sự phân chia này dựa vào số các triệu chứng bệnh xuất hiện.
  • Ở mức độ nhẹ, hầu như chưa có biểu hiện rõ ràng, bệnh nhân có thể xuất hiện từ 5-7 triệu chứng ở trên.
  • Ở mức độ vừa, bệnh trầm cảm có biểu hiện khá rõ và có ảnh hưởng rõ tới đời sống của bệnh nhân. Bệnh nhân xuất hiện từ 7-8 triệu chứng như trên.
  • Ở mức độ nặng, bệnh nhân có biểu hiện tất cả các triệu chứng kể trên, bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, do dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nên cần phải làm một số chẩn đoán phân biệt với các bệnh như: mất ngủ tiên phát, tâm thần phân liệt, cơn trầm cảm của rối loạn cảm xúc cưỡng bức hay nghiện rượu và ma túy.

Cách chữa trị bệnh trầm cảm

Tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh, độ tuổi người bệnh, mức độ bệnh mà áp dụng các phương pháp chữa trị khác nhau, bao gồm:

Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc cho bệnh trầm cảm được dùng với các mức độ vừa và nhẹ, hoặc áp dụng kết hợp với các phương pháp khác.

Phương pháp tâm lý

Bệnh trầm cảm xuất phát từ những vấn đề tâm lý của người bệnh về cuộc sống hàng ngày tạo ra. Vì vậy việc giải quyết được vấn đề tâm lý là giải quyết nguồn gốc của căn bệnh, giúp cho người bệnh xóa bỏ được những rào cản tâm lý, trở về với cuộc sống hàng ngày. Việc thực hiện phương pháp tâm lý có thể bằng các cuộc nói chuyện, chia sẻ với các nhà tâm lý học hay thậm chí sự chia sẻ đến từ những người thân trong gia đình bệnh nhân.

Phương pháp tâm lý giúp chữa trị bệnh trầm cảm
Phương pháp tâm lý giúp chữa trị bệnh trầm cảm

Phương pháp sốc điện

  • Đây cũng là một phương pháp không cần dùng đến thuốc nhưng có tác dụng rất hiệu quả và an toàn được chỉ định với các trường hợp người bệnh trầm cảm giai đoạn nặng. Phương pháp này sử dụng dùng dòng điện đi vào não bệnh nhân giúp hoạt hóa lại các noron thần kinh và sự dẫn truyền thần kinh, giảm tình trạng ức chế não bộ của bệnh nhân trầm cảm.
  • Phương pháp này được áp dụng ngay cả khi đã sử dụng thuốc mà không có hiệu quả.
  • Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, bạn có thể tìm tới các liệu pháp châm cứu, bấm huyệt. Phương pháp này giúp lưu thông tuần hoàn máu, đặc biệt là tuần hoàn máu não, giúp giảm stress.

Điều trị bằng thuốc

Có nhiều loại thuốc giúp chữa chứng trầm cảm. Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh khác nhau sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Dùng thuốc Tây y

  • Hiện nay, với y học tây y phát triển có nhiều loại thuốc chống trầm cảm được ra đời. Dựa theo cơ chế tác dụng chống trầm cảm chúng được chia thành 4 nhóm chính: tricyclics, MAOYs, SSRIs, SNRIs. Các bác sĩ thường sử dụng phối hợp một số loại thuốc với nhau để tăng hiệu quả tác dụng của thuốc. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây y nên được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn để tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Hầu hết các thuốc tây y có các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn chức năng sinh dục, nôn, buồn nôn, khô miệng, mất ngủ. Hơn nữa ở trẻ vị thành niên còn có thể làm tăng suy nghĩ tiêu cực, muốn tự tử ở trẻ. Nếu có những biểu hiện như trên cần ngừng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn.

Dùng thuốc Đông Y

Từ xưa, đã có nhiều bài thuốc đông y giúp chữa bệnh trầm cảm bằng việc kết hợp nhiều vị thuốc với nhau. Thuốc đông y được chiết xuất từ thảo dược nên có độ an toàn cao khi sử dụng, có ít tác dụng phụ hơn tuy nhiên cần dùng trong một thời gian dài. Khi có những biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ như căng thẳng, lo âu, buồn rầu bạn hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc đông y. Thuốc đông y có hiệu quả nhanh chóng đồng thời giảm được các tác dụng phụ của thuốc tây y. Tuy nhiên, với tình trạng nặng bên nên tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị để tránh kéo dài bệnh, làm bệnh nặng thêm. Bạn nên tìm mua các bài thuốc tại cơ sở bán thuốc đông y uy tín.

Dùng các mẹo dân gian

  • Sử dụng các thực phẩm có tác dụng chống trầm cảm như nghệ, dầu cá, hạt điều, táo, mật ong, măng tây. Đây là những thực phẩm có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe như chống oxy hóa, giúp giảm đau, tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng cường hoạt động của não bộ, giúp ngủ ngon hơn, kích thích ăn ngon hơn, ổn định tâm trạng, chống căng thẳng mệt mỏi,…
  • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Vận động thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tăng hormone serotonin, giúp tăng cường sức khỏe não bộ. Ngoài ra, tham gia các bộ môn thể thao cũng là một biện pháp xả stress hiệu quả, giúp bạn bớt căng thẳng.
  • Tập ngồi thiền. Ngồi thiền giúp tâm trạng ổn định hơn, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe khoắn.
  • Chơi với các động vật như chó mèo. Chơi với động vật giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn, cơ thể sẽ tăng các hormone tốt giúp cho bạn có cảm giác thoải mái, an toàn.
  • Cách trang trí nhà ở cũng như màu sắc nhà ở có tác động tích cực đến quá trình khỏi bệnh.
  • Tắm nước nóng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh.
Tắm nước nóng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh trầm cảm
Tắm nước nóng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh trầm cảm

Phòng ngừa bệnh trầm cảm

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy mỗi người cần chú ý bảo vệ sức khỏe của mình cả về thể chất lẫn tinh thần.

  • Bạn cần biết và nắm rõ các dấu hiệu của bệnh trầm cảm để phát hiện kịp thời bệnh và ngăn chặn chúng.
  • Khi phát hiện có các dấu hiệu của trầm cảm, bạn cần dành cho mình thời gian nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để giảm bớt căng thẳng lo lắng, hãy chia sẻ những khó khăn, những cảm nhận của mình với những người thân sẽ giúp bạn giảm căng thẳng hiệu quả.
  • Bạn cần giữ chế độ sinh hoạt phù hợp. Bạn nên ngủ đúng giờ, đủ giấc, không nên thức quá khuya. Lập thời gian biểu sẽ giúp bạn không bị dồn dập áp lực công việc, quản lý thời gian một cách tốt hơn.
  • Chế độ ăn uống khoa học phù hợp, đủ chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh, giảm bớt mệt mỏi. Bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Bạn nên có những lịch nghỉ ngơi khoa học, dành thời gian mỗi ngày cho việc chăm sóc bản thân, yêu bản thân mình hơn.
  • Bạn có thể tham gia một số câu lạc bộ để được vui chơi, giao lưu với nhiều người hơn.
  • Đọc nhiều sách giúp bạn được mở rộng kiến thức, có một cái nhìn bao quát về cuộc sống cũng như tạo cho bản thân một tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Khi có áp lực công việc hay điều gì không vui hãy chia sẻ với những người bên cạnh, không giữ trong lòng vì như vậy sẽ làm bạn ngày càng khó chịu hơn.
  • Thử làm những điều mình chưa bao giờ làm để đem lại cảm giác mới mẻ, thú vị.

Cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm

Việc chăm sóc bệnh nhân trầm cảm rất quan trọng. Chăm sóc tốt sẽ giúp người trầm cảm nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, để chăm sóc cho bệnh nhân trầm cảm tốt cũng là một công việc khó khăn, cần sự kiên trì, tỉ mỉ và tinh tế, có thể nhận ra những thay đổi về thể chất cũng như tinh thần của người bệnh.

Người chăm sóc vừa làm công việc điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân.

  • Người bị trầm cảm thường bị các cơn đau dữ dội hay đau mạn tính và thường phải dùng thuốc. Vì vậy, người chăm sóc cần đảm bảo rằng bệnh nhân trầm cảm uống thuốc đúng liều, đúng giờ.
  • Luôn tạo cảm giác thoải mái, an toàn cho bệnh nhân. Không để bệnh nhân bị đau, bị kích động quá mức. Cần tạo niềm tin của bệnh nhân, không để họ cảm thấy bị kì thị, thường nói chuyện, chia sẻ với bệnh nhân giúp họ mở lòng, gỡ bỏ được nút thắt.
  • Khuyến khích bệnh nhân đi dạo, tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
  • Cần theo dõi bữa ăn của bệnh nhân. Trong các bữa ăn nên thay đổi nhiều loại thực phẩm giàu acid amin, canxi tốt cho não bộ như thịt, cá, sữa, đậu nành,…. Đồng thời không để bệnh nhân dùng các chất kích thích như rượu bia. Lưu ý không cho bệnh nhân ăn những thức ăn mà bác sĩ dặn dò phải kiêng.
Cần theo dõi bữa ăn của bệnh nhân bị trầm cảm
Cần theo dõi bữa ăn của bệnh nhân
  • Theo dõi thường xuyên, kịp thời phát hiện các dấu hiệu khi bệnh nhân muốn tự tử như viết di chúc, nói mình muốn tự tử để kịp thời báo bác sĩ.

Một số câu hỏi thường gặp

Trầm cảm khi nào nên gặp bác sĩ?

Trầm cảm nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Khi bạn cảm thấy tinh thần không thoải mái, cơ thể mệt mỏi, có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm như thường xuyên mất ngủ, buồn bã, mệt mỏi, giảm hứng thú,… thì bạn nên tới bác sĩ để được tư vấn.

Khám bệnh trầm cảm ở đâu?

Khi nghĩ mình có dấu hiệu trầm cảm bạn có thể tới các phòng khám tâm lý, các khoa tâm thần ở các bệnh viện lớn để khám. Bạn cũng có thể tìm tới các bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm lý học uy tín.

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Tùy vào mức độ bệnh quyết định tới quá trình khỏi bệnh của người bệnh trầm cảm. Nếu trầm cảm ở mức độ nhẹ, nếu người đó có ý thức về bệnh và thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, cố gắng tạo ra các không gian thoải mái, vui tươi cho mình thì bệnh có thể dần dần tự khỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh không nhận thức được bệnh của mình, để bệnh nặng lên thì để có thể tự khỏi sẽ khó khăn hơn. Khi đó, bạn cần tới cơ sở y tế nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ, người thân, kết hợp sử dụng thuốc và các phương pháp chữa bệnh khác.

Tuy nhiên, yếu tố bản thân mỗi người có thể nói là yếu tố quan trọng nhất do bệnh trầm cảm xuất phát do sự thay đổi suy nghĩ, cảm xúc trong mỗi người.

Trầm cảm là một bệnh nguy hiểm, số người bị bệnh đang ngày một gia tăng, bất cứ ai đều có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, nắm rõ được những dấu hiệu bệnh, cách phòng bệnh chữa bệnh sẽ giúp bạn chủ động tránh mắc trầm cảm. Sức khỏe của con người là vô giá vì vậy bạn nên biết cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe của mình cả về vật chất và tinh thần để có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.