Top 8 cách chữa cứt trâu trên da đầu ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả

Đa số các bố mẹ có con đầu lòng thường hay gặp phải vấn đề lo lắng và hoang mang khi thấy bé nhà mình xuất hiện các mảng bám vảy trên da đầu. Vậy tại sao lại có những mảng bám trên da đầu trẻ nhà mình như vậy và nó có gây ra vấn đề nghiêm trọng gì cho trẻ không? Bố mẹ cần phải làm gì? Xin mời bạn hãy cùng chúng tôi làm sáng tỏ vấn đề qua thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây nhé.

Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh
Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh

Tại sao đầu trẻ sơ sinh lại có cứt trâu?

Đến hiện tại thì các bác sĩ vẫn chưa kết luận được chính xác về nguyên nhân cụ thể của vấn đề này. Các bác sĩ cho rằng nguyên nhân gây ra các mảng bám sần sùi trên đầu trẻ (mà dân gian vẫn gọi là cứt trâu) có thể do tuyến bã dầu tăng tiết quá mức cần thiết. Khi tuyến dầu nhờn tiết ra quá nhiều sẽ kết hợp với các tế bào chết tạo cục đông vón lại cản trở quá trình bong tróc của các tế bào chết và sẽ tích tụ lại tạo các mảng bám bẩn và sần trên da đầu bé. Thường thì hay xuất hiện trên các bé tầm 3 tháng trở lên và sau tầm 1 năm thì hiện tượng cũng tự hết. Vậy nên các bác sĩ vẫn chưa có bằng chứng khoa học cụ thể để giải thích được chính xác vấn đề này.

Thế thì nguyên nhân gây ra tăng tiết tuyến dầu quá mức như thế có thể là gì? Có thể do ảnh hưởng từ nội tiết tố của mẹ còn sót lại ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ, hoặc  cũng có thể do không tắm gội thường xuyên khiến các bã nhờn tiết ra càng ngày càng nhiều và kết dính chặt hơn và tạo môi trường tăng sinh cho các vi khuẩn và nấm. Có những trẻ do mảng bám dày bết quá nên gây ngứa cho trẻ, khiến trẻ sẽ gãi nhiều lên đó gây ra viêm, nhiễm khuẩn điều này là rất không nên. Vậy nên các mẹ bỉm sữa lưu ý nếu các bé có hiện tượng cứt trâu trên đầu thì nên bình tĩnh tìm hiểu thông tin rõ ràng và tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp thích hợp với con nhé.

Tìm hiểu thêm: Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không? Thuốc bôi trị nấm lưỡi

Các dấu hiệu ở trẻ sơ sinh bị cứt trâu

Các mảng màu trắng sẫm trên da đầu
Các mảng màu trắng sẫm trên da đầu
  • Da đầu bé xuất hiện các mảng màu trắng sẫm, màu vàng hoặc có thể màu sẫm hơn nữa. Trông thì có vẻ các mảng này sẽ gây ngứa cho các bé, tuy nhiên thì trên thực tế đa số trường hợp là không gây ngứa. Các mảng này sẽ bị bong ra khi các bé lớn dần lên tầm hơn 1 tuổi là tự hết.
  • Một số vùng trên da đầu có thể kích ứng gây đỏ.
  • Bé có thể khó chịu gây khóc quấy(trường hợp ít).

Trẻ bị cứt trâu trên đầu có nguy hiểm không?

Thông thường trẻ bị cứt trâu trên đầu sẽ tự hết sau một thời gian, tùy từng trẻ sẽ hết sau mấy tháng hoặc dài thì khoảng hơn một năm. Và xảy ra ở bất kì trường hợp nào có thể chứ chưa thể xác định rõ được là trẻ như thế nào sẽ bị vấn đề này, có những bé mặc dù vẫn được tắm gội đúng cách nhưng vẫn bị hiện tượng cứt trâu chứ không hẳn là trẻ bị vấn đề này là do bố mẹ không tắm rửa đúng cách cho con, nên các bố mẹ đừng quá mất bình tĩnh vì vấn đề này. Đa số thì sẽ không có vấn đề gì gây ra nguy hiểm cả chỉ trừ một số ít trường hợp là mảng vảy bị lan rộng quá hay ngưng mủ viêm,,.. thì những trường hợp này mẹ cần đưa trẻ đến sự can thiệp của y khoa.

8 cách chữa cứt trâu ở trẻ sơ sinh:

Gội đầu bằng nước ấm cho bé

Vì gội đầu có thể giúp loại bỏ dầu  thừa trên da đầu cho bé, tốt nhất nên dùng dầu gội trẻ em hay dầu gội cứt trâu và nước dùng để gội là nước ấm để tránh gây kích ứng không mong muốn cho trẻ. Nếu dùng dầu gội trị gàu cho trẻ thì phải có chỉ định và lời khuyên từ bác sĩ chứ mẹ không nên tự ý dùng luôn, vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên không phải loại dầu gội nào cũng tốt cho trẻ sơ sinh. Gội đầu cho bé là một cách khá an toàn, tuy nhiên tần suất gội nhiều lần sẽ gây khô da đầu có thể làm nặng hơn tình trạng cứt trâu nên mẹ có thể gội cho bé một ngày một lần thôi.

Cách làm: Bạn dùng nước ấm nhẹ nhàng làm ướt tóc và da đầu bé, sau đó thì thoa nhẹ dầu gội vào và mát xa từ từ. Có thể dùng khăn mềm nhỏ để lau nhẹ lên khu vực bị mảng bám và bạn có thể kết hợp thêm động tác chải đầu cho bé. Sau đó thì gội lại bằng nước ấm để loại bỏ sạch dầu gội.

Chải tóc cho bé

Chải tóc cho bé
Chải tóc cho bé

Trước tiên hết là bạn cần có một chiếc lược mềm dành cho trẻ sơ sinh, hoặc bạn cũng có thể mua đúng những chiếc lược chuyên biệt để chải cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh. Sau đó thì bạn thực hiện chải tóc cho bé như sau: Bạn chải từ từ vùng da đầu bị mảng bám để các vảy bong ra, luôn di chuyển lược theo một hướng sau đó tiếp tục chải để loại được vảy ở phần sợi tóc.

Bạn có thể chải tóc cho bé lúc tóc khô hoặc lúc ướt, tốt nhất thì bạn nên chải lúc vừa gội đầu xong, vì lúc này các vảy bám không bám chặt vào da đầu nên sẽ dễ dàng bong ra hơn. Tuy đây là một cách không có tác động hóa học hay tác động khác gì nhiều nhưng cũng chỉ nên chải một lần một ngày vì da của trẻ còn non và yếu nên sẽ rất dễ bị tổn thương, thậm chí thấy da đầu đỏ lên thì mẹ nên giảm tần suất lại.

Sử dụng thuốc nếu bé bị viêm da- cần có ý kiến của bác sĩ

Nếu trường hợp bé bị viêm da nặng thì bác sĩ sẽ thường kê toa cho bé thuốc bôi ngoài da như kem chống nấm hoặc kem có chứa thành phần kẽm hoặc hydrocortisone. Khi sử dụng những thuốc này bạn nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi sát sao tình trạng của bé để báo lại với bác sĩ ngay nếu có triệu chứng gì bất thường. Không nên tự ý thay đổi cách dùng hay chủ quan vấn đề nào đó vì các thuốc chống nấm hay thuốc có thành phần hydrocortisone đều có các tác dụng phụ không tốt.

Sử dụng dấm  táo

Sử dụng dấm táo
Sử dụng dấm táo

Các mẹ có thể thực hiện bằng cách cho vài muỗng giấm táo vào nước ấm tỉ lệ (1:2) và pha loãng đều, sau đó thoa nhẹ lên vùng da bé bị mảng bám cứt trâu để yên trong 10 phút, rồi gội lại sạch bằng nước ấm. Đây cũng là một cách dân gian  hay được sử dụng.

Bôi dầu – cần có ý kiến bác sĩ

Đây là một cách trên thực tế được các mẹ hay dùng vì hiệu quả thấy rõ rệt, tình trạng cứt trâu ở trên da đầu các bé được giảm rõ, các mảng bám không bám dính trên da đầu mà bị tróc ra. Nghe thì có vẻ cách này khá an toàn thế nhưng thực sự nếu được coi là an toàn khi bạn biết là con bạn không bị dị ứng gì với loại dầu bôi lên đó. Vì thế để đảm bảo điều đó:

  • Thứ nhất là phải có sự đồng ý hay lời khuyên của chuyên gia y tế.
  • Thứ hai dù là loại dầu nào bạn cũng bôi thử một ít xem thử một ít xem bị kích ứng hay không, chất lượng tốt không nếu đã được thì thoa lên trẻ một lượng rất ít trước để theo dõi xem trẻ có bị dị ứng hay gặp vấn đề gì không đã nhé.

Nếu an toàn thì bạn có thể dùng cách này mỗi ngày một lần như sau:

Bạn thoa cho trẻ một lớp dầu mỏng lên da đầu sau đó xoa nhẹ nhàng trong vòng khoảng tầm một phút, để dầu ngấm trong vòng 15 phút và rửa sạch dầu bằng dầu gội trẻ em. Lưu ý rằng nếu bé vẫn còn thóp trên đầu thì phải cẩn thận khi thoa dầu vào chỗ đó.

Các loại dầu bạn có thể tham khảo dùng cách này như: dầu vaseline, dầu ô liu, dầu dừa, dầu hạnh nhân hay dầu mát xa dành cho em bé,…

Dùng tinh dầu kháng khuẩn loại bỏ cứt trâu- cần có ý kiến bác sĩ

Cách này áp dụng dựa trên đặc tính của một số tinh dầu đó là tính kháng khuẩn chống viêm như tinh dầu chanh, tinh dầu phong lữ,.. có thể giúp chống lại sự phát triển của nấm làm dịu da đầu nên có thể giải quyết vấn đề cứt trâu ở trẻ. Tuy nhiên bản chất của một số tinh dầu là dễ gây kích ứng với da nhạy cảm ví dụ như trẻ em nên bạn cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng cho bé loại tinh dầu phù hợp. Ví dụ như tinh dầu tràm trà chẳng hạn có thể không an toàn với trẻ em đặc biệt dễ gây kích ứng với trẻ dưới sáu tháng tuổi.

Cách dùng tinh dầu: Cho 1-2 giọt tinh dầu vào 2 thìa súp dầu nền( dầu dừa, dầu ô liu..) pha loãng sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng bị mảng bám cứt trâu và để trong vòng vài phút rồi dùng lược mềm chải để mảng vảy bong ra . Cuối cùng thì gội sạch đầu bằng dầu gội.

Baking soda

Sử dụng Baking soda
Sử dụng Baking soda

Bột baking soda (bột nở) cũng là một cách đơn giản được sử dụng để giải quyết vấn đề cứt trâu cho các bé, cách làm như sau: Lấy 1-2 muỗng bột hòa vào một ít nước để được hỗn hợp sền sệt, sau đó thì thoa lên vùng bị mảng bám để yên vài phút rồi dùng lược mềm chải nhẹ nhàng, và gội sạch lại đầu cho bé bằng dầu gội đầu.

Lưu ý: trong lúc thoa khăn lên đầu cho bé phải nhẹ nhàng không được cố cọ xát mạnh vào khu vực mảng bám, có thể gây ra tổn thương cho bé.

Nước chè mạn

Đầu tiên bạn mua chè xanh về rửa, ngâm nước muối cho sạch, sau đó hãy pha nước chè thật đặc để ấm, sau đó dùng khăn xô thấm nước chè và chấm nhẹ nhàng từ từ lên đầu của bé làm nhiều lần như thế, thậm chí có thể đắp luôn khăn chè ở đầu bé 1 lúc. Làm như thế một thời gian thì sẽ hết tình trạng cứt trâu. Tuy nhiên nếu dùng cách này rồi thì các mẹ nên hạn chế tắm gội cho bé bằng dầu gội đầu.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Tình trạng mảng bám cứt trâu ở trẻ thường gây cho các bố mẹ thấy khó chịu lo lắng nhưng thực tế là rất ít khi gây ra ảnh hưởng hay khó chịu cho bé nên các mẹ cứ bình tĩnh tìm cách giải quyết chứ không phải lo lắng thái quá. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp các bé xảy ra vấn đề nghiêm trọng hơn và cần được can thiệp các biện pháp y khoa để giải quyết như các trường hợp sau:

  • Tình trạng đóng mảng bám ngày càng dày rộng và bết dính hay còn lan ra những khu vực khác như mặt, lông mày gây cho bé khó chịu ngứa dễ dẫn đến tình trạng viêm
  • Vùng bị mảng bám bị chảy máu hay bị sưng đỏ tấy lên hay là có mùi lạ khó chịu  thì cần đưa bé đến bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và có cách giải quyết.