[Chia sẻ] Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi kiểu Nhật được ưa chuộng

Thời điểm 9 tháng tuổi, đã đến lúc bé bắt đầu có sự thay đổi rõ ràng như mọc chiếc răng đầu tiên, bắt đầu chập chững với những bước đi đầu tiên. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng là một trong những phương pháp nuôi con được rất nhiều các bà mẹ trẻ lựa chọn. Để hiểu rõ hơn về chế độ này mời bạn đọc cùng Moringad3 tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi

Nhóm dinh dưỡng cần bổ sung khi trẻ 9 tháng tuổi

Khi trẻ được 9 tháng tuổi, sữa mẹ dù là nguồn dinh dưỡng chính nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé, cần phải bổ sung những nhóm chất khác từ thức ăn ngoài như sữa công thức, rau củ, thịt, cá, trứng và sữa… Dưới đây là 5 nhóm chất cần thiết phải bổ sung trong thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi.

Chất đạm

Hình ảnh minh họa: chất đạm
Hình ảnh minh họa: chất đạm

Giai đoạn này có sự phát triển mạnh về thể chất. Chất đạm hay protein là thành phần cấu tạo của tất cả các tế bào trong cơ thể. Đây chính là nhà quản lý, điều hành sao cho các phản ứng trong cơ thế diễn ra hài hòa, ăn ý với nhau nhất và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì vậy Protein là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu.

Cung cấp protein cho trẻ tức là cung cấp nguyên liệu để cơ thể bé có thể phát triển hoàn thiện các mô, cơ quan, giúp cơ thể vận động và chống đỡ các tác nhân vật lý như sự va đập, ngã,…

Các phản ứng chuyển hóa hợp chất trong cơ thể bé diễn ra mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi sự có mặt của một loại protein mà chúng ta thường gọi là enzyme (men) để xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng. Nếu thiếu protein, các phản ứng chuyển hóa sẽ bị đình trệ và bé sẽ chậm phát triển và có biểu hiện của suy dinh dưỡng.

Bé 9 tháng tuổi trở nên hiếu động hơn, thích khám phá thế giới xung quanh. Hơn nữa chúng ta cũng không thể và không nên ngăn cản trẻ chạm vào đồ vật, bò, lăn dưới sàn nhà, cầm nắm những thứ mới lạ với bé. Cũng chính vì vậy mà nguy cơ nhiễm khuẩn cũng tăng cao hơn. Để tránh được điều này, hệ miễn dịch của bé cần phải được phát triển hoàn thiện. Protein là thành phần quan trọng cho sự hình thành các kháng thể, các tế bào miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Nếu chế độ ăn nghèo protein, trẻ rất dễ nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp.

Protein còn là thành phần cấu tạo nên xương, tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển Oxy và CO2. Nếu thiếu protein trẻ có nguy cơ cao bị còi xương, thiếu máu do thiếu nguyên liệu tạo hồng cầu và có biểu hiện của thiếu Oxy nuôi dưỡng cơ thể như da, niêm mạc xanh xao.

Protein trong cơ thể được cấu tạo từ 20 acid amin cơ bản. Một loại nguyên liệu không thể cung cấp đầy đủ và đủ lượng 20 loại acid amin theo nhu cầu cơ thể. Chế độ ăn quá nhiều 1 loại protein (tức là từ 1 loại nguyên liệu chứa protein) sẽ khiến trẻ bị thừa loại acid amin này và thiếu acid amin khác, rất hại cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy cùng là cung cấp protein nhưng chúng ta nên thay đổi nguyên liệu thường xuyên để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ chất đạm giúp đáp ứng khả năng tổng hợp protein theo nhu cầu cơ thể.

Chất béo

Hình ảnh minh họa: chất béo
Hình ảnh minh họa: chất béo

9 tháng tuổi, bé vận động nhiều hơn, sự phát triển của cơ thể cũng cần đến năng lượng. Chất béo là nguồn cấp năng lượng chính cho cơ thể, 1g lipid cung cấp tới 9,1g kcal (nguồn Pubmed.gov). Nếu chế độ ăn thiếu chất béo bé sẽ trở nên uể oải và giảm hẳn khả năng hoạt động thể chất cũng như chậm lớn.

Một câu hỏi đặt ra “ăn nhiều chất béo, liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé? Liệu có khiến bé mắc bệnh béo phì hoặc các rối loạn chuyển hóa khác?” Thực tế có luôn tồn tại chất béo có lợi cũng như có hại cho sức khỏe. Chất béo có nguồn gốc từ thực vật hay còn gọi là acid béo không bão hòa ở trạng thái lỏng và thường có lợi cho sức khỏe. Trái lại với dầu thực vật, dầu động vật chứa phần lớn các acid béo bão hòa ảnh hưởng tới tim mạch, làm tăng cholesterol máu và phần lớn có hại cho sức khỏe con người nếu lượng đưa vào quá cao. Vì vậy các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo nên tiêu thụ khoảng 1g/kg thể trọng/ngày, trong đó lượng dầu thực vật chiếm ⅔ tổng lượng lipid đưa vào và dầu thực vật chiếm ⅓ tổng lượng lipid đưa vào, lượng cholesterol dưới 300mg/ ngày (Nguồn Pubmed.gov).

Canxi

Hình ảnh minh họa: canxi
Hình ảnh minh họa: canxi

Chiều cao và mật độ xương của trẻ khi trưởng thành được quyết định bởi sự phát triển độ dài xương và mật độ xương trước tuổi dậy thì.

Cơ thể sử dụng canxi để xây dựng bộ khung xương. Nhờ có quá trình khoáng hóa xương mà xương trở nên cứng và chắc khỏe. Nếu không được cung cấp đầy đủ canxi ngay từ bây giờ, trẻ sẽ có nguy cơ bị gãy xương khi bị các chấn thương nhẹ, chậm liền xương và loãng xương về già, nhất là đối với các bé gái.

Nếu không được cung cấp đủ canxi và vitamin D (giúp hấp thụ canxi) trẻ  sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh còi xương. Còi xương là một bệnh làm mềm xương, khiến chân bị vòng kiềng nghiêm trọng, kém phát triển chiều cao đôi khi đau và yếu cơ.

Canxi cũng đóng một phần quan trọng trong việc đảm bảo các cơ (cơ tim, cơ bắp, cơ trơn ruột …) và dây thần kinh hoạt động bình thường cũng như trong việc giải phóng các hormone và enzyme. Thiếu canxi, bé sẽ bị giảm khả năng hoạt động, có những cơn run bất thường (cơn Tetani), rối loạn nhịp tim, rối loạn quá trình truyền tín hiệu thần kinh, thể dịch…

Với trẻ 9 tháng tuổi, nhu cầu canxi cần cung cấp vào khoảng 260mg/ngày.

Các vitamin

Vitamin cần thiết trong thực đơn ăn dặm của bé
Vitamin cần thiết trong thực đơn ăn dặm của bé

Tại các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trẻ em sau sinh có bị thiếu hụt vitamin D, vitamin A và đôi khi có cả vitamin C do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ những vitamin kể trên. Với những vitamin còn lại thì sữa mẹ, sữa công thức và bữa ăn dặm đã cung cấp đầy đủ vitamin theo nhu cầu phát triển của trẻ.

Vitamin D phối hợp với canxi và protein tạo nên độ chắc khỏe của xương giúp phát triển chiều cao của bé. Hàm lượng vitamin D cần bổ sung hàng ngày cho bé 9 tháng tuổi là 400 IU/ngày (theo hướng dẫn của Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ- NIH)

Vitamin A giúp mắt trẻ tinh anh giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà ở trẻ nhỏ. Hàm lượng vitamin A cần bổ sung cho bé 9 tháng tuổi là 100 000 IU (30 mg RE) vitamin A/ 1 lần duy nhất (theo hướng dẫn của tổ chức Y tế Thế giới-WHO)

Vitamin C nâng cao sức đề kháng và tăng khả năng bảo vệ cơ thể trước các gốc oxy hóa tự do. Hàm lượng vitamin C cần bổ sung hàng ngày cho bé 9 tháng tuổi là 50mg/ngày (theo hướng dẫn của Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ- NIH)

Nguyên tố vi lượng

Những nguyên tố vi lượng thiết yếu sau đây có tác động lớn tới căn nguyên và phòng ngừa các bệnh mãn tính: sắt, kẽm, florua, selen, đồng, crom, iốt, mangan và molypden. Trong đó trẻ em Việt Nam ở giai đoạn hiện tại có tỉ lệ thiếu sắt cao. Hàm lượng sắt cần bổ sung hàng ngày cho bé 9 tháng tuổi là 11mg/ngày (theo hướng dẫn của Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ- NIH)

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Bé được làm quen với thức ăn thô sớm, độ đặc cũng như độ thô được tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Chính nhờ vậy mà phản xạ nhai, nuốt được hình thành sớm và dần dần ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Điều này cũng giúp cho trẻ tránh phản xạ không điều kiện: nuốt chửng những thứ cho vào miệng như trong thời kỳ bú mẹ hoàn toàn, tránh hóc và nôn trớ thức ăn.

Khả năng nhận biết mùi vị của thức ăn sớm. Giai đoạn làm quen với thức ăn dặm là giai đoạn ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp nhận thức ăn của trẻ ( hay còn gọi là sở thích). Cách ăn dặm của người Nhật là không trộn lẫn các nguyên liệu mà nấu riêng thành từng món. Vì vậy chúng ta sẽ biết được trẻ thích gì và muốn từ chối thức ăn gì. Nếu như nguyên liệu bị từ chối có lợi cho sức khỏe của trẻ, chúng ta có thể nhận ra và thay thế bằng nguyên liệu khác có hàm lượng dinh dưỡng tương tự nhưng được trẻ yêu thích hoặc nấu cùng với thứ mà bé thích để đánh lừa vị giác của trẻ, giúp bé dần làm quen với mùi vị của loại nguyên liệu đó.

An toàn cho sức khỏe của trẻ. Điều đáng lưu ý mà các bà mẹ Việt Nam nên học hỏi từ phương pháp ăn dặm của người  Nhật là không nêm nếm gia vị vào thức ăn của trẻ. Ăn mặn sẽ có hại cho thận còn non nớt của bé, trong khi người Việt Nam, nhất là khu vực miền Bắc có thói quen ăn mặn.

Đầy đủ dinh dưỡng. Chế độ ăn dặm luôn đảm bảo cung cấp đủ tinh bột, chất béo, protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng. Hơn nữa thực đơn ăn dặm được thay đổi hàng ngày, tránh khiến cho bé bị nhàm chán, cũng như cung cấp đầy đủ, không thừa mà cũng không thiếu các nhóm chất.

Rèn luyện tính nghiêm túc, kỷ luật khi ăn ngay từ khi còn nhỏ. Với phương pháp ăn dặm kiểu nhật, trẻ sẽ được ngồi ăn trên ghế, bàn dành riêng cho trẻ. Hoàn toàn không có chuyện chạy lung tung, xem tivi  điện thoại mới chịu ăn, không ngậm thức ăn, không khóc khi ăn. Trong khi nhiều bà mẹ Việt Nam mỗi lần cho con ăn không khác gì đi đánh trận, mệt mỏi, kéo dài và phải dùng các biện pháp kể trên, trẻ mới chịu ăn. Nhờ phương pháp ăn dặm kiểu Nhật bữa ăn của trẻ nhanh gọn, không mất sức cho cả mẹ và bé.

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 9 tháng

Theo phương pháp dặm kiểu Nhật, bữa ăn của bé được chia thành nhiều bữa, phù hợp với thể tích dạ dày còn chưa lớn, khả năng tiêu cháo, hấp thu chậm.

Khoảng thời gian 6 giờ, 12 giờ, 20 giờ, từ 22 giờ tới 6 giờ hôm sau, cho bé bú sữa mẹ theo nhu cầu.

10 giờ, 17 giờ là 2 thời điểm dành cho bữa chính. Các mẹ có thể tham khảo thực đơn dưới đây để nấu cho trẻ.

Cháo bánh mì sandwich cá hồi

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm : 40g cháo bánh mì, 10g cá hồi, dầu oliu.
  • Nấu nhừ cháo bánh mì sandwich.
  • Cá hồi lọc lấy thịt, có thể khử tanh bằng hỗn hợp giấm gừng. Cho vào nồi hấp chín. Sau đó vớt cá hồi ra, cho vào máy xay, xay nhuyễn thịt.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu oliu vào và đợi tới khi sôi nhẹ thì cho cá vào, đảo sơ qua
  • Cho thịt cá hồi vào nồi cháo khi cháo sôi. Khuấy đều trong 3 phút rồi tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát và thêm vào đó 1 thìa cà phê dầu oliu.
  • Bí đỏ trộn táo
  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 30g bí đỏ gọt vỏ, 10-15g táo gọt vỏ, bỏ hạt. Rửa sạch các nguyên liệu
  • Hấp chín bí đỏ, dùng thìa nghiền nhỏ.
  • Dùng máy ép hoa quả, ép lấy nước táo, loại bỏ phần xác táo bằng rây. Các mẹ cũng có thể áp dụng những phương pháp khác mà mình biết để lấy được nước ép trong táo.
  • Cho nước táo vào bát đựng bí đỏ, trộn đều. Và chúng ta có món bí đỏ trộn táo đầy dinh dưỡng cho bé ăn dặm.
Cháo bánh mì sandwich cá hồi
Cháo bánh mì sandwich cá hồi

Cháo rau cải thịt gà.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: gạo tẻ, rau cải, thịt gà.
  • Rau cải rửa sạch, cho lên bếp luộc vừa chín tới, thái thành từng khúc ngắn.
  • Luộc gà, lọc bỏ xương chỉ lấy phần thịt. Giữ lấy nước luộc gà để nấu cháo.
  • Nấu cháo trắng, đợi đến khi sôi thì hãm lửa nhẹ.
  • Cho thịt gà vào, nấu đến gần sôi thì cho rau cải vào.
  • Khuấy đều cháo trong 3 phút rồi tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát và thêm vào đó 1 thìa cà phê dầu oliu.
  • Để kích thích sự thích thú của trẻ với món ăn, các mẹ có thể dùng bát và thìa nhiều màu sắc, trang trí thêm chút rau thơm trong tô cháo.
Cháo rau cải thịt gà
Cháo rau cải thịt gà

Thịt gà sốt khoai tây.

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 15g thịt gà, 2 củ khoai tây nhỏ.
  • Luộc gà, lọc bỏ xương chỉ lấy phần thịt. Phần thịt băm nhỏ. Giữ lại nước luộc gà.
  • Rửa sạch khoai tây, cạo vỏ. Luộc chín rồi dùng thìa tán nhuyễn.
  • Cho thịt gà vào bát khoai tây đã được tán nguyễn, thêm chút nước luộc gà vào và trộn đều.
  • Múc cháo ra bát và thêm vào đó 1 thìa cà phê dầu oliu.
Thịt gà sốt khoai tây
Thịt gà sốt khoai tây

Cháo óc lợn- đậu hà lan

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 15-20g gạo tẻ, 30-35g óc lợn, 25-30g đậu hà lan, dầu oliu.
  • Vo sạch gạo tẻ và ngâm trong 30 phút để khi nấu nhanh nhừ. Nấu cháo từ gạo tẻ, đậu hà lan bóc bỏ vỏ  cùng với 150ml nước.
  • Óc lợn loại bỏ lớp màng bao. Dùng thìa tán nhỏ óc lợn. Bắc chảo lên bếp, cho dầu oliu vào, chờ tới khi dầu sôi nhẹ thì cho óc lợn vào xào qua.
  • Cho có lợn vào nồi cháo. Đun lửa nhẹ cho tới khi sôi thì tắt bếp
  • Múc bát ra cháo và thêm 1 thìa cà phê dầu oliu vào bát.
Cháo óc lợn - đậu hà lan
Cháo óc lợn – đậu hà lan

Cháo cật lợn củ cải trắng

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 15-20g gạo tẻ, 30-35g cật lợn, 25-30g củ cải trắng, dầu oliu.
  • Củ cải trắng rửa sạch, thái khúc dài và cho vào nồi luộc với khoảng 200ml nước. Chờ khi cải vừa chín tới thì vớt ra. Củ cải băm nhỏ, giữ lấy nước luộc.
  • Nấu cháo gạo tẻ với nước luộc củ cải.
  • Cật lợn rửa sạch, băm nhỏ và xào qua với dầu oliu.
  • Cho cật lợn vào nồi cháo đang sôi, đun nhẹ tới khi sôi thì cho củ cải đã băm nhỏ vào.
  • Khuấy đều khoảng 3 phút thì tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát và thêm vào đó 1 thìa cà phê dầu oliu.
Cháo cật heo cải trắng
Cháo cật heo cải trắng

Súp gà nấm mộc nhĩ

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: thịt gà khoảng 15g, nấm mộc nhĩ khoảng 1-2 cái, nấm hương khoảng 2 cây, bột sắn khoảng 1-2 thìa cà phê, nước lọc 150ml, dầu oliu
  • Luộc gà, lọc bỏ xương chỉ lấy phần thịt. Phần thịt băm nhỏ. Giữ lại nước luộc gà.
  • Nấm mộc nhĩ, nấm hương rửa sạch, băm thật nhỏ.
  • Đun sôi nước luộc gà, cho bột sắn vào. Sau khi sôi trở lại cho gà băm cùng với nấm hương, mộc nhĩ vào.
  • Đun tới khi sôi thì tắt bếp.
  • Cho súp vào bát và rưới thêm 1 thìa cà phê dầu oliu.
Súp gà nấu mộc nhĩ
Súp gà nấu mộc nhĩ

Súp cá hồi khoai tây

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 10g cá hồi, 1 củ khoai tây, hành ta, dầu oliu.
  • Rửa sạch khoai tây, cắt khúc nhỏ. Cho vào nồi luộc.
  • Cá hồi lọc lấy thịt, có thể khử tanh bằng hỗn hợp giấm gừng.  Cắt khúc vừa ăn đối với trẻ. Cho dầu oliu vào chảo, rán cá hồi đủ chín.
  • Cho cá hồi vào nồi khoai tây. Nấu cho tưới khi sôi thì thêm hành lá vào và tắt bếp.
  • Cho súp vào bát và rưới thêm 1 thìa cà phê dầu oliu.

Súp gà ngô ngọt

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: Lườn gà 50g, 30g ngô ngọt, 250ml nước lọc, 1 cây nấm hương, 1-2 cái mộc nhĩ.
  • Cho gà vào 250ml nước lọc, luộc cho tới khi sôi.
  • Tiếp theo cho ngô ngọt vào nồi gà luộc.
  • Nấm hương, mộc nhĩ rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào nồi nước gà.
  • Đun tới khi sôi thì tắt bếp.
  • Cho súp vào bát và rưới thêm 1 thìa cà phê dầu oliu.

Súp khoai lang

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 2 củ khoai lang cạo sạch vỏ ( chú ý chọn loại khoai ngọt), 1 củ hành tây, 4 bát nước luộc gà, dầu olive.
  • Lột bỏ vỏ hành tây, khoai lang, rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu oliu vào, chờ dầu sôi nhẹ thì cho khoai lang vào đảo tới gần chín, rồi cho hành tây vào xào.
  • Nước luộc gà nấu sôi.
  • Cho hỗn hợp khoai lang- hành tây vào nồi nước.
  • Đun lửa nhẹ tới khi sôi thì tắt bếp.
  • Cho súp vào bát và rưới thêm 1 thìa cà phê dầu oliu.
  • 14 giờ nên cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả, sữa chua, thạch hoa quả…

    Súp khoai lang
    Súp khoai lang

Bạn có thể tham khảo thực đơn được chế biến từ các loại rau, củ, quả dinh dưỡng sau đây.

Nước dừa: chọn loại dừa non. Cho bé dùng 1-2 thìa cà phê khi mới bắt đầu sử dụng, tăng dần lên 3-4 thìa theo thời gian ăn dặm.

Nước ép nho: Mẹ chuẩn bị khoảng 10-15g nho Mỹ, rửa sạch và bỏ vỏ. Xay nhuyễn cùng với 40ml nước sôi để nguội, lọc qua rây để bỏ xác nho. Vậy là mẹ đã có cốc nước ép nho ngon lành, bổ dưỡng cho bé rồi đấy.

Nước ép táo: Chuẩn bị 1 quả táo tươi, nên chọn những giống táo giàu dinh dưỡng như  SUGARBEAR, TÁO QUEEN, TÁO FUJI MỸ, TÁO KORU, TÁO HỮU CƠ JULIET PHÁP,… Rửa sạch và gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành 6 lát. Cho từ 2-3 lát táo vào máy xay với khoảng 20ml nước sôi để nguội. Lọc qua rây để bỏ cặn táo.

Nước ép cà rốt: Gọt bỏ vỏ và rửa sạch. Cắt cà rốt thành các miếng nhỏ. Cho vào máy xay cùng với khoảng 40 ml nước đun sôi để nguội. Lọc qua rây để loại bỏ xác cà rốt, đựng nước vào chiếc cốc xinh xắn cho bé dùng.

Nước cam ép: mẹ chuẩn bị 1-2 quả cam, cắt đôi quả và dùng máy vắt nước cam để lấy nước. Nên chọn loại cam không chua và ngọt vừa để không ảnh hưởng tới răng đang mọc.

Lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé 9 tháng tuổi

Lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé 9 tháng tuổi
Lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé 9 tháng tuổi

Giai đoạn ăn dặm rất quan trọng với bé, các mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để lên thực đơn dinh dưỡng, phù hợp với bé:

  • Lên thực đơn ăn dặm cho bé mất khá nhiều thời gian, cần nhiều công sức nên các mẹ phải kiên trì. Thận của trẻ hoạt động còn chưa tốt như của người lớn, vì vậy không nên cho gia vị vào thức ăn, lượng muối, đường trong rau, thịt, củ, quả đã phù hợp với nhu cầu của bé. Cũng vì vậy mà cần kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau, thay đổi món thường xuyên để bé không bị ngán.
  • Dạ dày của trẻ thời điểm này vẫn chưa đạt tới dung tích như của trẻ lớn, Nắp môn vị còn chưa khép kín trong khi lỗ môn vị còn hẹp. Nếu cho trẻ ăn nhiều thức ăn trong cùng 1 lúc, thức ăn sẽ bị tích lại ở dạ dày, gây nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu. Có thể khiến bé giảm hứng thú với món ăn. Vì vậy việc cần làm là chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa một chút thức ăn để bé luôn được cung cấp chất dinh dưỡng trong cả ngày.
  • Cho bé làm quen dần với các thức ăn loãng đầu tiên như nước canh, súp và xay nhỏ thức ăn. Sau đó tăng dần độ đặc, kích thước của rau củ, quả, thịt.
  • Giai đoạn này trẻ, trẻ mới mọc những chiếc răng đầu tiên. Mục đích của chúng ta là hình thành thói quen nhai, nuốt của trẻ. Việc nhai hoàn toàn do lợi đảm nhận, trong khi vòm họng còn hẹp không có khả năng nuốt những vật lớn. Vì vậy để tránh khiến trẻ bị hóc, khó tiêu, nôn trớ thì chúng ta nên thái nhỏ rau củ, băm nhuyễn các loại thịt.
  • Chọn các loại nguyên liệu tươi ngon, giàu dinh dưỡng. Nên tham khảo chế độ dinh dưỡng từ các chuyên gia dinh dưỡng. Kết hợp chế độ ăn, bú sữa mẹ và uống sữa công thức để bổ sung đầy đủ các nhóm chất.
  • Nên thêm các loại dầu thực vật có lợi, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng như dầu mè, dầu oliu, dầu gấc.
  • Chú ý những loại thực phẩm mà bé không thể ăn bao gồm mật ong ( có thể khiến bé bị dị ứng, ngộ độc); các loại gia vị mạnh như gừng, tỏi, ớt, cà ri… những loại gia vị này có thể làm bỏng hoặc loét niêm mạc miệng; các loại bánh kem, bánh ngọt, đường… sẽ gây hại tới nướu và răng mới mọc và nguy cơ gây béo phì cao.
  • Với những loại động vật biển như cá, tôm, sò, bào ngư,… đều mang vị tanh. Bé mới tập làm quen với đồ ăn, chúng ta nên giảm bớt độ tanh để bé ăn ngon miệng hơn bằng cách rửa với hỗn hợp giấm ( chanh) và gừng, hoặc rượu kết hợp muối.
  • Nên tập thói quen ăn uống nghiêm túc. Cho bé ngồi ngay ngắn lên ghế và bàn ăn, lúc ăn tuyệt đối không cho bé xem điện thoại, tivi. Điều này còn giúp cho bé cảm nhận được đầy đủ hương vị của thức ăn.
  • 9 tháng tuổi là độ tuổi có sự thay chuyển biến rõ rệt ở bé và mang lại nhiều điều ngạc nhiên cho các bậc cha mẹ. Bé thu nhận thông tin tốt hơn, học cách chơi một mình và khám phá thế giới nhiều hơn, và có thể bắt đầu giao tiếp một chút. Vì vậy 1 chế độ giàu dinh dưỡng là cần thiết cho sự phát triển não bộ của  trẻ để có thể thực hiện tốt các kỹ năng mới này.

Bài viết trên đây là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 9 tháng được rất nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn. Hi vọng sau khi đọc bài viết, thực đơn ăn dặm cho bé đã được hình thành sơ lược trong kế hoạch dinh dưỡng của mẹ. Chúc thiên thần nhỏ của các mẹ mau ăn chóng lớn.

Xem thêm: